Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Thảo bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/10/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Phương Thảo chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn ở Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 19/08/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch    Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Thái; TS. Đồng Xuân Đảm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Sự đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu là xác định được các nhân tố và mức độ tác động của chúng đến hành động bảo vệ môi trường của các khách sạn. Tổng quan nghiên cứu cho thấy các học giả thường dựa trên một vài lý thuyết cơ bản để nghiên cứu về các hành vi áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, do vậy chưa đưa ra góc nhìn, cách tiếp cận có tính tổng quát. Các yếu tố chủ quan như vai trò của nhà quản lý khách sạn chưa được nhấn mạnh và phân tích rõ ràng. Do vậy, thông qua việc phân tích quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường xem xét các yếu tố môi trường bên ngoài – áp lực thể chế, yếu tố môi trường bên trong – động cơ áp dụng và thái độ môi trường của nhà quản lý, luận án đã xác định được các động cơ và nhân tố kích thích khách sạn tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường. 

Ảnh hưởng của yếu tố thái độ của quản lý khách sạn với các vấn đề môi trường được xem xét trong mô hình ra quyết định với vai trò biến điều tiết. Yếu tố này có thể giúp giải thích vì sao dưới tác động của môi trường thể chế giống nhau, các khách sạn lại áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường khác nhau. Do đó, kết quả của nghiên cứu này sẽ khắc phục những hạn chế của lý thuyết thể chế như bỏ qua tác động của các yếu tố chủ quan hay hạn chế quyền tự chủ của quản lý trong ra quyết định. 

Đặc biệt với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, nghiên cứu đã phân loại các biện pháp bảo vệ môi trường thành hai nhóm – biện pháp ưu tiên và biện pháp tăng cường – để phản ánh rõ thực trạng của các hành vi bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng so với áp lực mô phỏng, sự tác động của áp lực cưỡng chế đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là quan trọng hơn. Điều này nhấn mạnh rằng tại các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn rất mạnh mẽ. Các quy định của cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, định hướng phát triển cũng như tác động trực tiếp đến các quyết định trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thiếu áp lực đến từ các tiêu chuẩn, chuẩn mực ngành về bảo vệ môi trường cũng là một trở ngại để phát triển xanh ngành kinh doanh khách sạn. Bên cạnh đó, các khách sạn thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường hướng tới các mục tiêu đạo đức và trách nhiệm xã hội nhiều hơn là vì các lợi ích kinh tế do các hoạt động này mang lại. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu xác nhận tác động của thái độ môi trường của các nhà quản lý như một nhân tố điều tiết mối quan hệ giữa áp lực thể chế và quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể giúp dự đoán các hành vi bảo vệ môi trường của một khách sạn cụ thể. Ví dụ, nếu khách sạn áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường để theo đuổi mục tiêu kinh tế thì họ sẽ tham gia vào các hoạt động như lắp đặt các thiết bị giúp tiết kiệm năng lượng, sử dụng các loại năng lượng thay thế, áp dụng các biện pháp tái chế và giảm thiểu rác thải, ưu tiên mua các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc tạo điều kiện cho khách hàng hợp tác trong việc bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, các kết quả của nghiên cứu cho phép các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà hoạch định chính sách có những căn cứ để xây dựng và đánh giá hiệu quả của cơ chế chỉ huy và kiểm soát các biện pháp thân thiện với môi trường. Đây là nền tảng giúp ngành khách sạn và toàn ngành du lịch quốc gia phát triển bền vững. 

-------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Research topic: Factors affecting the decision to apply environmental practices of hotels in Vietnam
Major: Tourism economics                Code: 9310110
Training institutions: National Economics University 

The theoretical contribution of the study is to identify factors and their impacts on green actions of hotels. Theoretical reviews show that scholars are often based on a few fundamental theories to study the behavior of applying environmental practices, so the results are pretty sporadic. Subjective factors such as the role of hotel managers have not been clearly emphasized and analyzed. Therefore, through the analysis of the decision to apply environmental practices considering both external factors - institutional pressure and internal factors - application motivation and environmental attitudes of the manager, the motivation and factors stimulating hotels to participate in environmental protection activities will be confirmed.

The influence of hotel managers’ attitudes on environmental issues is considered in the decision-making model as a moderator factor. The factor explains why hotels apply different environmental practices in the same institutional environment. Therefore, this result will overcome the limitations of the institutional theory, such as ignoring the impact of subjective factors or limiting the autonomy of the manager in decision-making.

Especially with the research context in Vietnam, the research has classified environmental practices into two groups - initial practices and enhanced practices - that reflect the current picture of green behavior in the hotel business in developing countries like Vietnam. The study also found that compared with mimetic pressure, the impact of coercive pressure on the decision to apply environmental practices is more important. This highlights that in transition economies like Vietnam, the power of Government agencies is still very strong. Regulations of Government agencies play an important role, orienting the development and directly affecting enterprises’ decisions. In addition, the lack of industry-specific regulations and standards is also an obstacle to the green development of the hotel business. Besides, hotels carry out environmental protection activities towards ethical goals and social responsibility more than the economic benefits of these activities. 

Moreover, the research results can also help predict the environmental protection behaviors of a particular hotel. For example, if a hotel adopts environmental practices to pursue economic goals, they will engage in activities such as installing energy-saving devices, using alternative energy sources, applying recycling and waste reduction measures, priority buying environmentally friendly products or creating conditions for customers to cooperate in environmental protection. In addition, the research results allow Government agencies and policymakers to have grounds to build and evaluate the effectiveness of command-and-control mechanisms with green practices. This is the foundation to help the hotel sector and the entire national tourism and hospitality industry develop sustainably.