Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Dương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 13h30 ngày 28/01/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Dương, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á"
Thứ ba, ngày 28/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của hội nhập tài chính lên đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực châu Á
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Dương            Mã NCS: NCS39.19TC
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng            Mã số: 9340201_TC
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Ngọc Đức

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã sử dụng kết hợp cả chỉ số pháp lý Kaopen (de jure) và chỉ số thực tế tổng tài sản nước ngoài và tổng nợ nước ngoài so với GDP (de facto) để đánh giá mức độ hội nhập tài chính của các nước đang phát triển khu vực châu Á. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng một trong hai chỉ số này nên sự đánh giá mức độ hội nhập tài chính là chưa thực sự đầy đủ, toàn diện. 
Thứ hai, để đánh giá mức độ đói nghèo tại các quốc gia đang phát triển khu vực châu Á, ngoài sử dụng các chỉ số như là chỉ số tính theo đầu người, chỉ số khoảng cách đói nghèo, chỉ số nghèo đa chiều, luận án còn sử dụng chỉ số phát triển con người, được chứng minh là có tương quan chặt chẽ với chỉ số khoảng cách đói nghèo đối với các nước đang phát triển.
Thứ ba, luận án đã vận dụng có điều chỉnh mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo như một sự đóng góp về khung lý thuyết để phân tích. Áp dụng mô hình đã cho được kết quả không những về chiều hướng tác động của hội nhập tài chính mà còn về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và xã hội khác như tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, y tế đến tình trạng đói nghèo.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc đánh giá thực trạng mức độ hội nhập tài chính, tình trạng đói nghèo và tác động của hội nhập tài chính đến tình trạng đói nghèo của các nước đang phát triển khu vực Châu Á nói chung và đối với 3 nhóm nước đang phát triển với các mức thu nhập khác nhau ở khu vực Châu Á nói riêng. Cụ thể, tác động của hội nhập tài chính đối với tình trạng đói nghèo ở các quốc gia này đều tích cực, tuy nhiên tác động là mạnh nhất đối với nhóm nước có thu nhập trên trung bình và tác động yếu nhất đối với nhóm nước thu nhập trung bình. Kết quả này đã bổ sung vào sự hạn chế của những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa hội nhập tài chính và tình trạng đói nghèo trong khu vực Châu Á. 
Thứ hai, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số những khuyến nghị chung đối với các nước đang phát triển khu vực Châu Á, khuyến nghị riêng với những nhóm nước đang phát triển với thu nhập khác nhau và khuyến nghị riêng với Việt Nam được kiến nghị nhằm tối đa hoá lợi ích của hội nhập tài chính đến việc giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế rủi ro tiềm ẩn từ quá trình này. Do vậy, luận án sẽ không chỉ là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu mà còn góp phần đối với quá trình hoạch định và hoàn thiện các chính sách về hội nhập tài chính cũng như quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững của các nước đang phát triển khu vực Châu Á.

--------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: The impact of financial integration on poverty in developing Asian countries
Major: Finance - Banking                                    Code: 9340201_TC
Name of Candidate: Nguyen Thi Thanh Duong        Candidate Code: NCS39.19TC
Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Dang Ngoc Duc
Institution: National Economics Univeresity 

New academic and theoretical contributions

Firstly, the thesis has used a combination of both the legal Kaopen index (de jure) and the index of total foreign assets and total foreign debt to GDP (de facto) to assess the level of financial integration in developing countries in Asia. Meanwhile, previous research papers only used one of these two indicators, so the assessment of the level of financial integration is not really complete and comprehensive.
Second, to assess the level of poverty in developing countries in Asia, the thesis uses the human development index, which has been shown to be strongly correlated with the poverty gap index in addition to using indicators including headcount index, poverty gap index, multidimensional poverty index for developing countries in Asia.
Third, the thesis has adjusted the empirical research model on the impact of financial integration on poverty as a contribution to the theoretical framework for analysis. Applying the model gives results not only on the impact of financial integration but also on the impact of other macroeconomic and social factors including economic growth, trade openness, health economy to poverty.

New findings and proposals drawn from research results and surveys of the thesis

Firstly, the thesis has practical significance in assessing the status of financial integration, poverty and the impact of financial integration on the poverty of developing countries in Asia in general and for 3 groups of developing countries with different income levels in Asia in particular. Specifically, the impact of financial integration on poverty in these countries is positive, but the impact is the strongest for upper-middle income countries and the weakest for the group of middle income countries. This finding adds to the limitations of previous studies on the relationship between financial integration and poverty in Asia.
Second, based on the research results, some general recommendations for developing countries in Asia, specific recommendations for groups of developing countries with different incomes, and specific recommendations for Vietnam are suggested to maximize the benefits of financial integration to poverty reduction and limit potential risks from this process. Therefore, the thesis is not only a reference in research but also a contribution to the process of planning and completing policies on financial integration and the process of implementing sustainable poverty reduction of developing countries in Asia.