Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 23/04/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Lịch sử kinh tế, với đề tài "Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam"
Thứ sáu, ngày 22/03/2019
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Văn Hoa,     PGS.TS. Hồ Đình Bảo
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, luận án nghiên cứu các hiệp định thương mại (HĐTM) Việt Nam đàm phán và ký kết nhưng không đánh giá khía cạnh tác động đến lĩnh vực kinh tế, thương mại hay phúc lợi nói chung hay nhóm hàng nông sản như nhiều nghiên cứu. Luận án chỉ đề cập và sàng lọc những nội dung cam kết có liên quan đến mặt hàng gạo. Đó là những căn cứ rõ ràng về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường kinh doanh... đòi hỏi xuất khẩu (XK) gạo cần tuân thủ. Ngoài ra, luận án bổ sung những quy định riêng đối với gạo XK của Việt Nam phải tuân theo do từng thành viên nhập khẩu (NK) gạo đặt ra;
 
Thứ hai, luận án kết hợp phương pháp định tính (Khung phân tích) và phương pháp thực nghiệm (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc), từ đó cho thấy: bên cạnh tác động trực tiếp đến XK gạo Việt Nam thông qua những nội dung đàm phán, HĐTM còn tác động gián tiếp thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của HĐTM, đó là: (1) khoảng cách kinh tế (GDP, chi tiêu cuối cùng); (2) khoảng cách địa lý; (3) lợi thế so sánh, tính bổ sung, tương đồng/khác biệt trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất gạo nói riêng; (4) chính sách (CS) XK (CS tỷ giá, CS thuế, phi thuế quan...); (5) các hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đặt ra đối với gạo; (6) cơ cấu gạo XK so với chủng loại gạo tiêu dùng của nước NK; (7) giá gạo XK;..., và luận án lượng hóa tác động của một số HĐTM đến XK gạo và một số yếu tố tác động trung gian, đó là các yếu tố (1), (2) và tỷ giá hối đoái.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 
 
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu (tiếp cận Khung phân tích và tiếp cận Mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) của luận án cho thấy tác động tổng thể của việc tham gia HĐTM có thúc đẩy XK gạo Việt Nam tuy chỉ ở mức thấp. Xét tác động riêng lẻ lại cho thấy không phải tất cả HĐTM có hiệu lực mà Việt Nam tham gia đều có tác động tích cực đến XK gạo. Những HĐTM (ví dụ như AFTA, ACFTA, AKFTA, AANZFTA) giữa Việt Nam và những nước thành viên có những đặc điểm về kinh tế - xã hội (như khoảng cách kinh tế, lợi thế so sánh và tính bổ sung trong sản xuất nông nghiệp, thị hiếu tiêu dùng gạo...) phù hợp với hoạt động XK gạo của Việt Nam mới có tác động tích cực đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
 
Thứ hai, luận án đưa ra xu thế tác động của các HĐTM đến XK gạo Việt Nam, biến động cung – cầu gạo thế giới, những thay đổi trong chính sách XK và biến đổi điều kiện tự nhiên, là những vấn đề mang tính thời sự đối với ngành gạo hiện nay, đòi hỏi toàn ngành phải thích ứng để gạo Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với bất kỳ thị trường nào trên thế giới và XK gạo cần nâng cao về chất chứ không chỉ tăng về lượng;
 
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm xuất khẩu gạo dưới tác động của các HĐTM một số nước và xu hướng XK, NK gạo thế giới các nước, luận án đưa ra một số giải pháp để gạo XK của Việt Nam thích ứng với các nội dung của HĐTM gồm: (1)Thích ứng với nội dung Quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật: tiêu chuẩn hóa về kỹ thuật trong các khâu sản xuất đến XK gạo trong đó cần có sự gắn kết giữa các khâu và giữa các chủ thể liên quan đến XK gạo; (2) Thích ứng với nội dung cạnh tranh và kinh doanh, cam kết thuế quan, chống bán phá giá, giải quyết tranh chấp: chủ động điều chỉnh các chính sách XK gạo như CS sản phẩm, CS thuế, xúc tiến thương mại, CS tỷ giá phù hợp với thông lệ quốc tế chung và mỗi thị trường NK riêng biệt cũng như phù hợp đặc thù ngành hàng; (3) Thích ứng với nội dung phát triển bền vững: từng bước tái cơ cấu ngành gạo để sản xuất, XK gạo phù hợp với môi trường, đảm bảo ý nghĩa kinh tế - xã hội - chính trị - văn hóa của gạo, hài hòa với xu thế phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế, tăng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các HĐTM và phù hợp hơn với đặc điểm các thị trường nhập khẩu gạo khác trên thế giới.
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Impacts of trade agreements on Vietnam’s rice export
Major: Economics (Economics history)
PhD candidate: Nguyen Thi Thanh Huyen
Supervisor:  Professor, Dr. Hoang Van Hoa;       Assoc. Professor, Dr. Ho Dinh Bao
Training institutions: National Economics University 
 
New academic and theoretical contributions
 
Firstly, the thesis examines trade agreements which Vietnam has negotiated and signed. However, it does not investigate the general impacts of such agreements on the economy, or on trade, welfare or agricultural products as many other studies have. Instead, the thesis only focuses on contents that Vietnam has committed regarding specific rice items. These include, but not limit to, clear bases for product origin, technical and food handling safety standards, and business environment, which requires compliance in rice export. In addition, the thesis adds particular rice export regulations imposed by each rice importer that Vietnam needs to follow;
 
Secondly, the thesis has combined qualitative method (analytical framework) with experimental method (structural gravity model). It thereby shows that beside the direct impacts on Vietnam’s rice export through negotiated contents, trade agreements also have indirect impacts through factors affecting their influence ability which include (1) the economic gap (GDP, final expenditure); (2) geographical distance; (3) comparative advantage, complementarity, similarity/differences in agricultural production in general and in rice production in particular; (4) export policies (exchange rate, tariff and non-tariff policies,...); (5) technical barriers imposed by importing countries; (6) exported rice structure in the importer’s domestic rice consumption; (7) exported rice price. The thesis likewise quantifies impacts of a number of trade agreements on rice export and some intermediary factors.
 
New findings and proposals from the research results of the thesis 
 
Firstly, the research results (via Analysis framework approach and Structure gravity model approach) reveal that regarding the overall impact, Vietnam’s participation in trade agreements minorly promotes its rice export. Regarding the particular impact, not all valid trade agreements that Vietnam has participated deliver positive impacts to rice export. Only those that bring about members with socio-economic conditions favorable for Vietnam’s rice export in terms of comparative advantages, complimentarity, consumer tastes, etc. such as AFTA, ACFTA, AKFTA, AANZFTA do.
 
Secondly, the thesis presents the impact trend of trade agreements on Vietnam’s rice export, on global rice supply and demand fluctuations, on the changes in export policies and in natural conditions. These are headline issues for rice industry, requiring the whole industry to respond to make Vietnam’s rice more accessible to any market in the world and rice export needs to be improved in quality, not just in quantity.
 
Thirdly, based on the results of the research and experience in rice export under impacts of trade agreements with some countries as well as the global trend in rice export and import, the thesis proposes some recommendations for Vietnams rice export to adapt to the contents of trade agréments. These include (1) Adaptating to the content of rules of origin, technical and phytosanitary barriers: technical standardization in rice production and maintaining the linkage between different production stages and between stakeholders; (2) Adapting to the content of competitive and business, commitment to tariffs, anti-dumping, dispute resolution: proactively adjust rice export policies such as product policies, tax policy, trade promotion, exchange rate policy that conforms to general international practices and each individual import market as well as to suit the specific characteristics of the industry; (3) Adapting to the content of sustainable development: step by step restructure the rice industry to produce and export rice in accordance with the content of environmental protection, to create jobs and income to the agricultural and rural areas, and to harmonize with the development trend of international economic integration, contributing to the promotion of positive impacts of trade agreements to rice export, toghether with ensuring the economic - social - political - cultural significance of rice production.