Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/8/2018 tại Phòng họp Tầng 4 nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Quản lý kinh tế, với đề tài "Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 24/07/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế                    
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Huyền     
Người hướng dẫn: 1. PGS, TS Nguyễn Thế Chinh               2. PGS, TS Đinh Đức Trường
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Trên cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đã sử dụng thông số tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch trên doanh thu của ngành để đại diện sự tự do hóa thương mại; và đã đánh giá tác động của các thông số này tới lượng thải các dạng ô nhiễm chất độc,ô nhiễm kim loại, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Kết quả các mô hình kinh tế lượng cho thấy:
 
+ Tự do hóa thương mại có tác động tích cực giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Các biến về xuất-nhập khẩu và tổng kim ngạch có tác động ngược chiều với lượng thải trong hầu hết các mô hình đánh giá. Điều này cho thấy khi xuất- nhập khẩu và tổng kim ngạch gia tăng, thì lượng thải các dạng chất độc, kim loại, nước và không khí từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng giảm.
 
+ Tại cùng mức độ tự do hóa thương mại thì doanh nghiệp (DN) FDI gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn DN Ngoài Nhà nước và DN Nhà nước. Việt Nam dường như đang là “nơi trú ẩn ô nhiễm” thông qua các dự án FDI.
 
Bên cạnh đó, Luận án đã phân loại ngành sạch, ngành bẩn dựa vào bộ dữ liệu cường độ ô nhiễm công nghiệp của Ngân hàng thế giới và bộ dữ liệu Điều tra doanh nghiệp. Phân loại ngành sạch, ngành bẩn chi tiết đến cấp độ 4 chữ số theo mã VSIC là bộ dữ liệu chi tiết nhất hiện nay.
 
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đưa ra các kiến nghị:
 
Chính phủ Việt Nam cần có chính sách và lựa chọn đối với các DN FDI, hạn chế những dự án thâm dụng lao động và thuộc ngành bẩn như: hóa chất, dệt may, sản xuất than cốc, tinh chế dầu mỏ, đúc kim loại màu… 
 
Cần có các nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra cơ chế tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam và kiểm định cơ chế đó. 
 
Cuối cùng, Bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hằng năm cần có dữ liệu về môi trường như: chi phí xử lý môi trường, chi phí đầu tư xanh, số liệu xả thải….
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
CONTRIBUTION OF DISSERTATION
 
Dissertation topic: Impact of trade liberalization on environmental pollution from manufacturing industries in Vietnam.
Majors: Economic Management                         
PhD Candidate:  Nguyen Thi Thanh Huyen 
Advisor: 1. Assoc. Prof. Nguyen The Chinh                   2. Assoc. Prof. Đinh Đuc Truong
Training institution: National Economics University
 
New contributions in academic and theoretical aspects:
 
Based on the theory of the impact of trade liberalization on environmental pollution from the processing and manufacturing industries, the dissertation uses the ratios of export, import and trade volume to total turnover of sector to represent trade liberalization; and assesses the impacts of these parameters on the amount of pollutants toxic pollution, metal pollution, water pollution and air pollution from the manufacturing and manufacturing industries. The results of econometric models show that:
 
+ Trade liberalization has a positive impact on reducing environmental pollution from the processing industry in Vietnam. The import-export variables and total trade volume have the opposite effect on the emissions in most of the models. This shows that when the import-export and total turnover increase, the amount of toxic, metal, water and air emissions from the manufacturing and processing industries tends to decrease.
 
+ At the same level of trade liberalization, FDI enterprises pollute the environment more than State and non- state enterprises. Vietnam seems to be a "pollution haven" through FDI projects.
 
In addition, The dissertation has classified the clean industries and dirty industries based on the Industrial Pollution Projection System of World Bank data and General enterprise survey data. The classification detail to the level of 4 digits under the VSIC code is the most detailed set of data today.
 
Suggestions based on research results
 
From the results of empirical research, the thesis makes recommendations:
 
The government of Vietnam should have policies and options for FDI enterprises in order to limit the labor-intensive and dirty industries such as chemicals, textiles, coke, refining, molding color ...
 
Experimental studies are needed to find out the mechanism for the impact of trade liberalization on environmental pollution from the manufacturing industry in Vietnam and to test the mechanism.
 
Finally, the annual survey data needs to include environmental data such as environmental treatment costs, green investment costs, and discharge data.