Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vi bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 05/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Vi, chuyên ngành Kinh tế học (Lịch sử kinh tế), với đề tài "Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam".
Chủ nhật, ngày 04/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO: Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng với Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Vi
Chuyên ngành: Lịch sử kinh tế                             Mã số: 9310101_LS
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Văn Hưng, 2. TS. Ngô Tuấn Anh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

(i)    Xây dựng khung nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp trên trong bối cảnh gia nhập WTO. Cụ thể, cơ sở lựa chọn chính sách, triển khai chính sách, kết quả chính sách và điều kiện vận dụng chính sách được nghiên cứu.
(ii)    Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn, giữa phương pháp nội suy và ngoại suy, nghiên cứu biến động của nông nghiệp Trung Quốc, đánh giá hiện trạng nông nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm từ chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO với Việt Nam.

Những đóng góp mới về phương diện thực tiễn, những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:

Thứ nhất, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc có sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng với những cam kết WTO, các chính sách được phối hợp đồng bộ đã đem lại hiệu ứng tích cực với sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc.
Thứ hai, chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam. Hội nhập WTO với những cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Việt Nam có thể tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng các chính sách, áp dụng biện pháp điều chỉnh hiệu quả, đảm bảo thích ứng tốt nhất yêu cầu của WTO cùng với phát huy lợi thế so sánh của nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự linh hoạt trong thực thi chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất khả năng vận dụng vào Việt Nam để xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp hậu WTO: (i) Chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam tập trung vào các công cụ phi thuế quan được WTO cho phép; (ii) Gia nhập thị trường nông sản thế giới, Việt Nam cần đưa ra những cảnh báo sớm để ứng phó với hàng rào kỹ thuật thương mại của nước đối tác, đồng thời hoàn thiện hàng rào kỹ thuật thương mại trong nông nghiệp; (iii) Chính sách hỗ trợ trong nước theo hướng tăng cường các công cụ theo phân loại của WTO để đưa nông nghiệp Việt Nam hội nhập bền vững và bước lên tầm cao mới; (iv) Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ, ban ngành; các địa phương chú trọng hoàn thiện quy hoạch sản xuất và hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật; khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến.


---------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: China's agricultural development policies after joining WTO: Lessons and the applicability in the context of Vietnam
Major: Economic history                                  Code: 9310101_LS
Training facility: National Economics University
 
New contributions in terms of theoretical aspect

(i)    The thesis provided the framework construction of agricultural development policies in the context of Vietnam’s participation in WTO. Specifically, the framework should include the basis to select policies, implementation of policies, performance results and application conditions.
(ii)    The research used a combination of theoretical and practical research, interpolation and extrapolation to study the fluctuations of Chinese agriculture, evaluate the current situation of Vietnamese agriculture and the ability to selectively apply experience obtained from those policies in Vietnam after joining WTO.

New contributions in terms of practical aspect, new discoveries and recommendations

Firstly, China's agricultural development policies had been flexibly modified to adapt to commitments with WTO, and the synchronous coordination in the implementation of those policies produced positive effects on the production and import and export of Chinese agricultural products.
Secondly, China's agricultural development policies after joining WTO had practical implications with Vietnam. The integration into WTO produces various opportunities and challenges in the new context and Vietnam can selectively learn the experience obtained from China to establish policies, effectively apply modifications, ensure the appropriate adaption to requirements by WTO and promote comparative advantages of Vietnam's agricultural production, especially in terms of the policy implementation.
Thirdly, the thesis proposes the applicability of Vietnam to build agricultural development policies post-WTO: 
(i) Vietnam's agricultural development policies should concentrate on WTO-authorized non-tariff instruments: (ii) Entering the world's agricultural market, Vietnam should produce early warnings to respond to foreign technical barriers to trade (TBT), and improve TBT in agriculture; (iii) Domestic support policyies should be orientated towards focusing, strengthening WTO's classification tools in order for Vietnam's agriculture to sustainably integrate and reach a new height; (iv) The implementation of the agricultural development policies should have the coordination among agencies, ministries and sectors; local government should focus on perfecting production planning and the system of technical standards as well as encouraging all forms of association in agricultural production and processing.