Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Yến bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 03/11/2022 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thị Yến chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài: Hiện tượng bất thường kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ tư, ngày 07/09/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Hiện tượng bất thường kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Toán kinh tế            Mã số: 9310101_TKT    
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Yến         Mã NCS: NCS38.010TKT
Người hướng dẫn: TS. Hoàng Đức Mạnh và TS. Lê Đức Khánh
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Hiện tượng bất thường kỹ thuật là một trong ba nhóm hiện tượng bất thường trên thị trường chứng khoán, hai nhóm còn lại là bất thường niên lịch và bất thường cơ bản. Trong nhóm hiện tượng bất thường kỹ thuật, hiệu ứng momentum là một trong những bất thường phổ biến nhất. Bất thường kỹ thuật là một chủ đề rộng, nên luận án giới hạn trong nghiên cứu hiệu ứng momentum. 
Hiệu ứng momentum là hiện tượng tiếp diễn của tỉ suất sinh lời (TSSL), tức là cổ phiếu có TSSL cao hơn/thấp hơn trong thời gian trước có TSSL cao hơn/thấp hơn trong thời gian sau.

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) tiếp cận theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc và lý thuyết tài chính hành vi:
Thứ nhất, nghiên cứu hiệu ứng momentum được thực hiện thông qua đo lường, kiểm định, phân tích lợi nhuận của các chiến lược đầu tư và hồi quy Fama-MacBeth. Chiến lược đầu tư được thiết kế dựa trên bản chất của hiệu ứng momentum trên TTCK. Các chiến lược này bao gồm phân tích danh mục đơn biến và hai biến, đầu tư chiến lược sức mạnh tương đối có trọng số (WRSS). 
Thứ hai, nghiên cứu nguyên nhân xuất hiện của hiệu ứng momentum theo hai khía cạnh. Dựa theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc, rủi ro là nguyên nhân gây ra hiệu ứng. Dựa theo lý thuyết tài chính hành vi, các mô hình tài chính hành vi về phản ứng chậm và phản ứng thái quá của nhà đầu tư là nguyên nhân xuất hiện của hiệu ứng momentum. 
Thứ ba, sử dụng các mô hình định giá và nghiên cứu hai chiến lược phân tích danh mục vẫn chưa đủ để trả lời liệu thị trường có hiệu quả hay không. Phương pháp phân tách lợi nhuận WRSS đánh giá một cách chặt chẽ hơn về nguồn gốc gây nên hiệu ứng momentum và từ đó có thể đưa ra kết luận về dạng hiệu quả của thị trường.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

TTCK VN có hiệu ứng momentum ngắn hạn. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và dịch Covid xảy ra, thị trường không xuất hiện hiệu ứng momentum. Giai đoạn 2015 – 2019, hiệu ứng momentum mạnh nhất, và nó thúc đẩy hiệu ứng này trên toàn giai đoạn nghiên cứu 2007 – 2/2021. 
Các rủi ro truyền thống không giải thích được lợi nhuận momentum. Lợi nhuận là do thiên kiến nhận thức và hành vi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư Việt Nam có phản ứng trễ và phản ứng thái quá trong khoảng một năm làm xuất hiện hiệu ứng momentum, sáu tháng tiếp theo diễn ra quá trình đảo ngược để hiệu chỉnh giá. Đồng thời, họ có tâm lý tự tin thái quá khi thị trường tăng giá và kém tự tin khi thị trường giảm giá. Nhà đầu tư Việt Nam có nhiều thành kiến tâm lý hơn so với các nhà đầu tư ở các nước phát triển. 
Phân tách lợi nhuận chiến lược WRSS trên TTCK VN khẳng định nguyên nhân chính của hiệu ứng momentum là do hành vi nhà đầu tư, từ đó chứng tỏ TTCK không đạt hiệu quả dạng yếu.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các đề xuất. Thứ nhất, trong thực tế, nhà đầu tư có thể lựa chọn chiến lược momentum, tức là căn cứ vào TSSL của các cổ phiếu trong khoảng thời gian gần đây, mua cổ phiếu có TSSL cao và bán cổ phiếu có TSSL thấp. Có thể kết hợp phân tích trạng thái thị trường và các yếu tố quy mô, giá trị, thanh khoản, hệ số beta, biến động đặc trưng của cổ phiếu. Thứ hai, các cơ quan quản lý cần giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng, hạn chế hành vi thao túng giá cổ phiếu, triển khai hệ thống giao dịch chứng khoán hiện đại, các đối tác bù trừ trung tâm, phát triển nhà đầu tư có tổ chức và thiết lập hệ thống đào tạo cho các nhà đầu tư.


----------------------------------
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Theme of the dissertation: The technical anomalies in the Vietnamese stock market
Major:                             Mathematical Economics       Code of major: 9310101_TKT            
PhD candidate:               Nguyen Thi Yen                    Code of PhD candidate: NCS38.010TKT
Instructor:                       Dr. Hoang Duc Manh and Dr. Le Duc Khanh
Training Institution:        National Economics University

Technical anomalies are one of three types of stock market anomalies, the other two being calendar and fundamental anomalies. Besides, the momentum effect is one of the most common technical anomalies. Technical anomalies are a broad topic, so the thesis is limited to the study of the momentum effect.
The momentum effect is described as the continuation of return on stocks, meaning that stocks with higher/lower returns on average in the previous periods continue to have higher/lower returns on average in the next periods.

The new contributions of the thesis

The thesis proposes a model to study the momentum effect in the Vietnamese stock market with an approach to the standard finance theory and behavioural finance.
First, the study of momentum effects is conducted through measurement, testing, and analysis of the profitability of momentum strategies; and using Fama-MacBeth regression. Investment strategies are designed to exploit the characteristics of the momentum effect in a stock market. They are univariate portfolio analysis strategy and bivariate strategies and weighted relative strength strategy.
Second, the causes of the momentum effect are found out from two aspects. A common belief in the standard financial theory, momentum profits are the compensation for risk. Behavioural finance theory explains that investors' underreaction and overreaction to firm’s news can lead to the momentum effect.
Third, using pricing models and studying two portfolio analysis strategies are not enough to answer whether the market is efficient or not. However, decomposition of the WRSS profit can assess the source of the momentum effect and can then draw conclusions about the efficient form of the market.

New conclusions and recommendations from research results

There is a presence of short-run momentum in the Vietnamese stock market. The momentum effect is not observed during the period of economic crisis and the Covid pandemic. The momentum effect is strongest in the 2015 to 2019 time period, and it drives the effect over the whole period from 2007 to February 2021.
Traditional risks do not explain momentum profits. Profits are due to the cognitive and behavioural biases of investors. Vietnamese investors underreact and overreact over about one-year periods, causing a momentum effect, and in the next six-month period a reversal occurs to cause the following correction. They are overconfident after up-state markets and less confident after down-state markets. Vietnamese investors have more psychological biases than investors in developed countries.
Decomposition of the weight relative strength strategy profit suggests that the main cause of the momentum effect is the irrational behaviour of investors. It proves the Vietnamese stock market inefficiency.
On the basis of research results, the thesis makes some recommendations. First, in practice, investors can choose a momentum strategy to make a profit. It means buying stocks that have performed well and selling stocks that have performed poorly over the previous periods. It is possible to combine analysis of the market status and factors such as size, value, liquidity, beta coefficient, and typical volatility of stocks. Second, regulators need to solve the problem of asymmetric information, limit stock price manipulation, deploy a modern securities trading system, develop central counterparty, develop institutional investors, and establish a training system for investors.