Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 16/05/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Hương, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 16/05/2014

TRANG THÔNG TIN VỀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng.
Mã số: 62.34.02.01
Nghiên cứu sinh:  Nguyễn Thu Hương
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Trần Thị Hà        2. TS. Nguyễn Thị Lan

Đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1) Để xác định các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập, luận án đề xuất một bộ tiêu chí gồm các tiêu chuẩn về chương trình đào tạo, người học, điều kiện đảm bảo chất lượng, sản sản phẩm đầu ra.

2) Luận án đưa ra quan điểm mới về cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập, trong đó làm rõ vai trò chủ thể quản lý của Nhà nước trong quá trình sử dụng các công cụ, phương tiện quản lý để vận hành cơ chế quản lý tài chính.

3) Luận án đưa ra mô hình cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao được coi là hoàn thiện với các nội dung cơ bản: quản lý ngân sách theo hoạt động gắn với sản phẩm và các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế; chính sách học phí xây dựng theo nguyên tắc trường đại học tự chủ quyết định học phí dựa trên chi phí đào tạo; quản lý chi phí theo hoạt động (mô hình ABC-M) gắn với các định mức kinh tế kỹ thuật và yếu tố nội hàm chi phí; mối quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia vận hành cơ chế.

Phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

1) Đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập, luận án đã chỉ ra những bất cập, yếu kém chủ yếu liên quan đến việc công cụ ngân sách nhà nước, chính sách học phí chưa được kết hợp chặt chẽ và sử dụng tốt để thu hút, điều tiết nguồn lực xã hội nhằm phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao; quyền tự chủ tài chính của các trường đại học chưa tương xứng yêu cầu quản lý của các chương trình đào tạo chất lượng cao được thiết kế và tổ chức theo chương trình hiện đại, tiên tiến của nước ngoài. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập không đạt được mục tiêu đã đề ra.

2) Luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học công lập Việt Nam về các nội dung: quản lý nguồn ngân sách, quản lý học phí, quản lý chi phí theo mô hình được đề xuất ở phần lý luận, góp phần đạt được mục tiêu và nâng cao chất lượng của chương trình.

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

1) Tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao là cơ sở để Nhà nước áp dụng ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn xác định các chương trình đào tạo chất lượng cao trong các trường đại học.

2) Mô hình phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với khả năng xã hội hóa có thể được áp dụng để điều chỉnh việc cấp ngân sách cho các chương trình đào tạo chất lượng cao.

3) Mô hình ABC xác định chi phí đào tạo của chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ giúp tính đủ chi phí đào tạo theo hoạt động. Đây là điều kiện để quản lý ngân sách dựa trên hoạt động, sản phẩm đầu ra.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

INFORMATION PAGE OF THE NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Theme:  Improving financial management mechanisms for advanced training program in public universities in Vietnam
Major: Economics and Finance Banking
Code: 62.34.02.01
Research student:  Nguyen Thu Huong
Instructor: 1. Assoc. Prof. Tran Thi Ha        2. Dr. Nguyen Thi Lan

Academic and theoretical contributions

1) In order to identify high-quality training programs in state universities, the thesis proposes a set of criteria including standards for the programs, students, conditions of quality assurance and the outcomes.

2) The thesis offers new point of view about the financial management mechanisms for high-quality training programs in state universities, in which clarifying the role of the Government as the administration entity in using administrative methods and tools to operate financial management mechanism.

3) The thesis proposes financial management mechanism model for high-quality training programs which could be considered comprehensive in the following aspects: budget managing based on activities and output products and products assessing criteria in accordance with international practices; tuition fee policy developed on the principle which tuition fee are self-determined based on training cost; cost managing by activities (Model ABC-M) along with economic and technical norms and the inner elements of cost; the relationship between entities in the mechanism operation.

Discovery and propose drawn from research result

1) By investigating the status of financial management mechanism of high-quality training programs in Vietnam state universities, the thesis points out weaknesses and inadequacies mostly related to state budget tool and tuition fees policy has not been combined and used effectively to atrract and govern social resources to develop high-quality training programs; universities’ autonomy in finance is inadequate to manage high-quality training programs which are designed and organized based on modern and advanced programs in foreign countries. These are the reasons why the deployment of high-quality training programs in state universities has not reached the initial target when buiding the proposal of implementing high-quality training programs.

2) The thesis proposed 4 groups of solutions to improve finacial managment mechanism for high-quality training programs in state universities in Vietnam in following aspects: budget managing, tuition fee managing and cost managing according to the model in theory section so as to archive the goal and enhance the quality of those training programs.

The applicability

1) Criteria of high-quality training programs can serve as the basis for The Government to promulgate criteria and standards identifying high quality training programs in universities.

2) The model analysing the degree of influence of factors towards socialization capacity may be used for allocating budget for high-quality training programs

3) Model ABC defining fee of high-quality training programs is able to estimate training cost adequately. These are conditions to manage budget based on activities and output products.