Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Thủy bảo vệ luận án Tiên sĩ

Vào 17h00 ngày 07/11/2018 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Thu Thủy, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam"
Chủ nhật, ngày 07/10/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc giữa các thị trường tài chính và ứng dụng trong đo lường rủi ro trên thị trường tài chính Việt Nam.
Chuyên ngành: Kinh tế học (Toán kinh tế)
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thu Thủy                
Người hướng dẫn:  PGS.TS. Trần Trọng Nguyên; PGS. TS. Nguyễn Văn Quý.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
 
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
 
(1) Tác giả luận án lựa chọn hướng nghiên cứu thực nghiệm. Các vấn đề được nghiên cứu trong luận án bao gồm: 
 
(i) Cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và 11 thị trường chứng khoán thế giới (các thị trường phát triển, đang phát triển, khu vực châu Á) sử dụng phương pháp copula và phương pháp hồi quy phân vị. Hai phương pháp này được áp dụng tương tự như các nghiên cứu trước nhưng với số liệu cập nhật hơn; bên cạnh đó, số liệu nghiên cứu được chia thành 3 giai đoạn: trước, trong và sau khủng hoảng (số liệu trong các nghiên cứu trước đây về Việt Nam không được phân chia giai đoạn). Qua đây, tác giả luận án phát hiện hiệu ứng lan tỏa từ một số thị trường chứng khoán thế giới tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả về hiệu ứng lan tỏa chưa được công bố trong các nghiên cứu trước đây.
 
(ii) Cấu trúc phụ thuộc giữa thị trường ngoại hối (15 chỉ số tỷ giá hối đoái) và thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng phương pháp copula và phương pháp hồi quy phân vị với số liệu được cập nhật. Phương pháp hồi quy phân vị lần đầu tiên được áp dụng trong nghiên cứu vấn đề (ii) này, cung cấp cấu trúc phụ thuộc tại nhiều trạng thái khác nhau của TTCK Việt Nam.
 
(iii) Các kết quả phân tích có được nhờ các phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuy có một số điểm khác nhau về định lượng, nhưng khá thống nhất về mặt xu hướng.
 
(2) Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đặt vấn đề ứng dụng kết quả nghiên cứu cấu trúc phụ thuộc trong đo lường rủi ro (VaR, CVaR) của danh mục đầu tư chỉ số thị trường, khác với các danh mục gồm các tài sản tài chính trong cùng một thị trường như vẫn thường được xem xét.
 
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu
 
(1) Tác giả luận án tìm thấy mức độ phụ thuộc được sắp xếp theo mức độ giảm dần giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và thị trường chứng khoán Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc.
 
(2) Các hàm copula được lựa chọn để mô tả cấu trúc phụ thuộc tiếp tục được sử dụng để ước lượng các độ đo rủi ro VaR, CVaR của 26 danh mục đầu tư chỉ số thị trường tối ưu với mức lợi suất cho trước. Các thủ tục hậu kiểm cho thấy kết quả đo lường là chấp nhận được.
 
(3) Một kết luận mới từ kết quả nghiên cứu là: Hiệu ứng lan tỏa nhanh và mạnh nhất là từ thị trường chứng khoán Mỹ sau đó là từ các thị trường chứng khoán lớn mạnh như Pháp, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Kết quả này khẳng định vai trò chủ đạo của thị trường chứng khoán Mỹ đối với các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
(4) Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, để giảm thiểu rủi ro, nên phân bổ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán với tỷ trọng ít hơn so với thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, với cùng mức tin cậy, các danh mục đầu tư gồm VNindex và một ngoại tệ mạnh: USD, CNY, GBP, EUR,… hoặc các ngoại tệ thuộc khối ASEAN có độ rủi ro thấp hơn so với danh mục đầu tư gồm VNindex và một ngoại tệ khác.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Subject: Dependence structure between financial markets and its application in risk measurement on Vietnamese financial markets
Major: Economics (Mathematical Economics)             
Graduate student:  Nguyen Thu Thuy 
Supervisor: Assoc. Prof. Dr Tran Trong Nguyen, Assoc. Prof. Dr Nguyen Van Quy
 
New theoretical and academic contributions: 
 
(1) The thesis is of empirical research direction. Issues covered in the thesis include:
 
(i) The dependence structure between the Vietnamese stock market and 11 international stock markets (developed, developing and Asian markets) using the copula method and the quantile regression method. These two methods are similar to previous studies but applied on more updated data; In addition, the research data is divided into three periods: pre-crisis, crisis and post-crisis periods (data in previous studies on the Vietnam stock market have not been divided into periods). So that, the author discovered the contagion from some international stock markets to the Vietnamese stock market. These contagion effects have not been reported in previous studies.
 
(ii) The dependence structure between the foreign exchange market (15 exchange rate indices) and the Vietnamese stock market using the copula method and the quantile regression method with the updated data. The quantile regression was first applied in this situation, which provided the dependence structure at different scenes of the Vietnamese stock market.
 
(iii) The results obtained by different research methods, with some quantitative differences, but fairly uniform in trend.
 
(2) The thesis is the first study in Vietnam to apply the results of the dependence structure in risk measurement (VaR, CVaR) of portfolio including the financial market indices, unfamiliar with portfolio including financial assets in the same market as usually considered. 
 
New conclusions and recommendations 
 
(1) The thesis shows that the degree of dependence is arranged in decreasing order between the Vietnamese stock market and the US, the UK, Japan and China stock markets.
 
(2) The copula functions, which were chosen to describe the dependence structure, were used to estimate the VaR, CVaR of 26 optimal porfolios of market indices at a given return. Back testings showed that the measurement results were acceptable.
 
(3) A new conclusion: The most rapid and strongest contagion was from the US stock market, followed by France, the UK, Japan, China, Korea markets. The results confirm the dominant role of the US stock market to emerging stock markets in Asia, including the Vietnamese stock market.
 
(4) If one invests on both stock and foreign exchange markets, in order to reduce risk, the investors may spend a lower proportion on the stock market than on the foreign exchange market. In addition, at the same confidence level, the risk of a portfolio including VNindex and one of strong currencies such as USD, CNY, GBP, EUR,... or foreign currencies of ASEAN countries is lower than the risk of a portfolio including VNindex and one another currency. 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------