Nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Định bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 25/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tiến Định, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Thứ ba, ngày 25/12/2018
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: “Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong liên kết xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tiến Định
Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Minh - TS. Hoàng Vũ Quang
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Vận dụng lý thuyết “kinh tế quy mô” (Economies of scale) và lý thuyết “chi phí giao dịch” (Transaction cost economics), luận án đã luận giải tính hiệu quả kinh tế trong sự kết hợp giữa liên kết ngang trong tổ chức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) để xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) sản xuất lúa và liên kết dọc giữa HTXNN với doanh nghiệp để tiêu thụ lúa cho hộ nông dân thành viên, với các điểm mới sau:
 
(1) Luận án đã cụ thể hóa cơ sở lý thuyết cho phân tích, đánh giá vai trò của HTXNN trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa thúc đẩy sản xuất tập trung quy mô lớn, qua đó khai thác hiệu quả của kinh tế quy mô để giảm chi phí sản xuất lúa, giảm chi phí giao dịch liên kết.
 
(2) Luận án đã luận giải rõ mối liên kết ngang giữa những hộ nông dân thông qua HTXNN trên cơ sở lý thuyết “hành động tập thể” (collective action) để cùng nhau tổ chức sản xuất ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, đồng đều về chất lượng và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.
 
(3) Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá vai trò và các lợi ích của HTXNN trong liên kết gắn với tổ chức sản xuất tập thể theo mô hình CĐL trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Kết quả này góp phần bổ sung cho cơ sở đánh giá thực tiễn vai trò của HTXNN trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa quy mô lớn ở Việt Nam.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
 
(1) HTXNN tạo thuận lợi cho liên kết sản xuất lúa quy mô lớn được dễ dàng, ổn định, và đem lại nhiều lợi ích hơn so với các hình thức liên kết khác. HTXNN thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, đồng thời là tác nhân trung gian chủ đạo liên kết với doanh nghiệp. HTXNN trong liên kết xây dựng CĐL giúp tăng năng suất, tăng giá bán sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, qua đó tăng lợi nhuận sản xuất lúa. Nhờ có HTXNN liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ nên các hộ thành viên được tiếp cận và chuyển đổi các giống lúa chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, qua đó giúp giá bán lúa cao hơn. Nhờ có HTXNN tổ chức các hành động tập thể để thực hiện quy trình canh tác chung nên các hộ giảm được chi phí sản xuất lúa.
 
(2) HTXNN còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc phát huy được vai trò của HTX trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở ĐBSCL như: trình độ, năng lực cán bộ quản lý yếu, quản trị thiếu minh bạch, thiếu vốn và tài sản, trang thiết bị để cung ứng dịch vụ tốt cho thành viên.
 
(3) Vai trò của HTXNN trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi 02 nhóm yếu tố, đó là: (i) Nhóm yếu tố bên trong HTXNN: quản trị HTX; trình độ, năng lực cán bộ quản lý; vốn và tài sản của HTX; lợi ích của hộ nông dân; nhận thức và sự cam kết của hộ nông dân; (ii) Nhóm yếu tố bên ngoài HTXNN: hỗ trợ của doanh nghiệp liên kết; chính sách hỗ trợ của Nhà nước; điều kiện cơ sở hạ tầng liên kết CĐL.
 
(4) Để nâng cao vai trò của HTXNN trong liên kết xây dựng CĐL sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL cần thực hiện đồng bộ 03 nhóm giải pháp: (i) Hoàn thiện cơ chế, chính sách để HTXNN phát huy vai trò trong liên kết xây dựng CĐL: tạo thuận lợi cho tiếp cận tín dụng, đất đai; hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; có chính sách hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp liên kết với HTXNN; quy hoạch và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng liên kết CĐL; (ii) Tăng cường năng lựccho cán bộ quản lý HTX: đào tạo, tập huấn kỹ năng quản trị HTXNN; hỗ trợ HTX quản trị công khai, minh bạch; hỗ trợ HTXNN xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; (iii) Tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua HTX để nâng cao vai trò của HTXNN đại diện cho hộ thành viên trong tổ chức thực hiện các hành động tập thể và cung cấp các dịch vụ sản xuất lúa.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: “The role of agricultural cooperatives in linkage establishment of large-scale paddy field in the Mekong Delta”
Major: Agricultural Economics                
Research student: Nguyễn Tiến Định           
Supervisor: Prof., PhD. Vũ Thị Minh - TS. Hoàng Vũ Quang
Training institution: National Economic University
 
Contributions of thesis in term of theory 
 
Applying the theory of “Economies of scale” and “Transaction cost economics”, the thesis has illuminated economic efficiency of the combination between horizontal link in organizational structure of agricultural cooperatives (ACs) to establish large-scale paddy field (LSF) and vertical link between ACs and enterprises in order to purchase paddy produced by farmer households, with following new points:
 
(1) The thesis concretized theoretical basis for analyzing and evaluating role of ACs in linkage establishment of LSF for rice production to boost concentrated large-scale production, thereby exploiting effectively economies of scale to reduce production cost of paddy, and reduce transaction cost.
 
(2) The thesis obviously concretized horizontal link among farmer households through ACs depending on the theory of “collective action” in order to organize joint rice production for producing big quantity of goods, uniform quality and reducing production cost, improving production efficiency.
 
(3) The thesis developed a set of indicators and methods for evaluating role and benefit of ACs in linkage in association with collective production organization under the model of large-scale field in production and commerce paddy. The results have made contribution to the basis of practical evaluation role of ACs in the linkage in production and marketing agricultural products at large scale in Vietnam.
 
New proposals withdrawn from the research outputs
 
(1) ACs make favorable condition for linkage rice production at large scale easily, stable, and bring more benefit compared to other linkage models. ACs promote land accumulation and concentration, while it is a key intermediate stakeholder to cooperate with enterprises. ACs in linkage establishment of LSF help increase productivity, price of product, reduce production cost, thereby increasing profit in paddy production. Because of linkage between ACs and enterprises, the cooperative members have opportunities to access and replace new rice varieties with high quality, meeting with requirement of enterprises, thereby increasing rice selling price. ACs arrange collective action to apply uniform production process to enable households to reduce production cost of paddy.
 
(2) ACs remain many limitations, influence on promoting role of cooperatives in linkage establishment of LSF for rice production in the Mekong Delta such as: capacity of managers is poor, insufficient transparent in financial management, short of capital and assets, equipment to provide good services to members.
 
(3) The role of ACs in linkage establishment of LSF in rice production in the Mekong Delta is influenced by two groups of factors, that are: (i) Internal factors of ACs: management cooperative, level, capacity of managers; capital and asset of cooperative; benefit of farmer households; awareness and commitment of farmer households; (ii) External factors of ACs: support from contracted enterprises; support policies from the State; infrastructure condition for linkage and LSF.
 
(4) To enhance role of ACs in linkage establishment of LSF in rice production in the Mekong Delta, it is needed to implement together three groups of solution: (i) Improving mechanism, policies in order to ACs can promote their role in linkage establishment of LSF; creating favorable condition for accessing credit, land; support agricultural assurance; having effective policies to encourage enterprises to cooperate with ACs; planning and investing for improving infrastructure in linkage area; (ii) Capacity building for cooperative managers: training, retraining ACs management skills; support cooperatives to implement management opened and transparent; support ACs to make business production plan; (iii) enhancing support farmers through cooperatives to improve role of ACs representing for its households members to arrange collective actions and provide services for rice production.