Nghiên cứu sinh Nguyễn Tuấn Anh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 16/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Tuấn Anh chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam.
Chủ nhật, ngày 04/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT ở Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý            Mã số: 9310110_QL
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh            Mã NCS: NCS33.098QL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Với phương pháp lấy mẫu có chủ đích, luận án đã thực hiện khảo sát về nhận thức (đánh giá theo cảm nhận, sự hiểu biết) của các cá nhân hiện đã và đang tham gia thực hiện, liên quan đến dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức BOT ở Việt Nam thuộc cả khu vực công và khu vực tư nhân về các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam; và với phương pháp so sánh với các kết quả nghiên cứu cùng cùng bảng hỏi do Li (2003) thiết kế do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Anh, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Úc, luận án đã chỉ ra trong 5 yếu tố thành công then chốt  đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hình thức BOT ở Việt Nam, thì các yếu tố (ii) Tính minh bạch trong đấu thầu; (iv) Đấu thầu cạnh tranh; (v) Sự đồng thuận của xã hội lại chỉ được đánh giá cao ở Việt Nam và có nhiều khác biệt so với các công trình nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới. Kết quả nghiên cứu này lại là đóng góp mới của luận án về mặt bối cảnh nghiên cứu và phù hợp với thực tiễn hiện nay ở Việt Nam khi mà đặc thù của Viêt Nam sử dụng rất nhiều hình thức chỉ thầu, cách tính phí không minh bạch; việc đặt trạm thu phí tuỳ tiện, phục vụ lợi ích nhóm chứ chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của đối tượng tham gia giao thông, và thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết các nút thắt cổ chai này thì các dự án BOT trong đầu tư kết cấu hạ tầng GTVT có nguy cơ thất bại rất cao.

Những đóng góp về mặt thực tiễn của luận án của luận án

Để thúc đẩy sự thành công của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam, luận án đã đề xuất áp dụng thí điểm một số nội dung: (i) thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế tại một số dự án để thu hút nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như bảo lãnh doanh thu, bảo hiểm trách nhiệm của Chính phủ); (ii) nghiên cứu việc sử dụng ODA làm ‘vốn mồi’ kích thích đầu tư tư nhân vào lĩnh vực xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; (iii) nghiên cứu và tổ chức thực hiện việc cho thuê dài hạn hoặc chuyển nhượng quyền khai thác các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đã hoàn thành nhằm huy động nguồn lực để đầu tư các dự án mới; (iv) đối với một số dự án quan trọng, cấp bách, có thể nghiên cứu hình thức giao cho các Tổng công ty nhà nước về đầu tư hạ tầng huy động nguồn lực để đầu tư thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc trái phiếu dự án…, sau khi hoàn thành tiến hành đấu thầu nhượng quyền vận hành khai thác để thu hồi vốn, nguồn vốn thu được sẽ tiếp tục đầu tư các dự án tiếp theo.

-------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS BY THE THESIS

Thesis theme: Studying core success factors for the road traffic infrastructure construction project under BOT in Vietnam
Major: Management science        Code:9310110_QL
PhD candidate: Nguyen Tuan Anh            Candidate code: NCS33.098QL
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Doan Thi Thu Ha
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions 

By intentional sampling method, the thesis conducted a survey on the perception (evaluation by feeling and understanding) of the individuals who have been involved in, related to road traffic infrastructure construction projects under BOT in Vietnam both in public sector and private sector regarding core success factors for road traffic infrastructure construction projects under BOT in Vietnam; and by comparing with research outcomes in the same questionnaires designed by Li (2003) and conducted by researchers in the United Kingdom, Malaysia, China, Hong Kong and Australia, the thesis points out that among 5 core success factors for the road traffic infrastructure construction project under BOT in Vietnam, (ii) Bidding transparency; (iv) Competitive bidding and (v) Social unanimity are highly appreciated in Vietnam only and have many differences researches in other countries. This research outcome is a new contribution of the thesis in terms of research context and matches present context of Vietnam when Vietnam commonly uses various forms of limited bidding and doesn’t have transparent toll calculation method; unorganized arrangement of toll stations, serving group interests but not paying attention to legitimate interests of traffic participants. In fact, without solving bottlenecks, BOT projects in transport infrastructure investment are at high risk of failure.

Practical contributions by the thesis

To promote the success of road traffic infrastructure construction project under BOT in Vietnam, the thesis proposes to pilot some contents: (i) Testing some typical mechanisms and policies in accordance with international practice in some projects to attract foreign investors (for example, revenue guarantee, Government liability insurance); (ii) Considering using ODA as a “primer” for stimulating private investment in traffic infrastructure construction, operation, exploitation and maintenance; (iii) considering and organizing long-term lease or transfer of right to exploit completed traffic infrastructure investment projects in order to mobilize  resources to invest in new projects; (iv) for some important and urgent projects, it is possible to consider assigning the State corporations regarding infrastructure investment to mobilize resources for investment through issuing corporate bonds or project bonds; after completing such procedure, organizing bidding for transferring right to operate and exploit to recover capital, gained capital source will be further invested in subsequent projects.