Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hậu bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 17/12/2018 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Hậu, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại tỉnh Nam Định"
Thứ sáu, ngày 16/11/2018
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại tỉnh Nam Định
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hậu
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Kim Hoa, TS. Trần Ngọc Nam
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Luận án đề xuất khung lý thuyết để nghiên cứu quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công dựa trên cơ sở phương pháp luận của WB, đặc biệt của Dabla – Norris và cộng sự (2012). Các tác giả đã xây dựng khung chẩn đoán nhằm đánh giá quản lý đầu tư công ở cấp quốc gia. Luận án đã vận dụng để đánh giá quản lý của chính quyền cấp tỉnh đối với đầu tư công tại tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2011-2016.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án.
 
Thứ nhất, đánh giá hoạt động quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 -2016 và đối chiếu với khung chẩn đoán của WB, luận án đã chỉ ra những bất cập, yếu kém, bao gồm: (i) thẩm định dự án đầu tư công còn mang tính hình thức, Nam Định còn thiếu một tổ chức đánh giá độc lập chuyên nghiệp trong thẩm định dự án đầu tư công, biểu hiện ở các đề xuất chủ trương dự án đầu tư công được phê duyệt luôn chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó, khi đi vào triển khai thực hiện dự án thì nhiều dự án phải điều chỉnh về tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện; (ii) việc lựa chọn dự án đầu tư công chưa dựa trên bộ tiêu chí cụ thể, minh bạch, có thể kiểm chứng; (iii) Quản lý triển khai thực hiện dự án còn bị động, chưa thực hiện theo đúng pháp luật; (iv) nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều, thu hồi vốn ứng trước không hiệu quả trong khi đó tỉnh vẫn phải đi vay trả lãi.
 
Thứ hai, đánh giá tác động của đầu tư công đến các khía cạnh phát triển của tỉnh, luận án kết luận: bên cạnh những tác động tích cực, đầu tư công vẫn gây ra một số tác động tiêu cực đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh. Ví dụ như, đầu tư công có tác động chèn lấn đầu tư tư nhân, tác động trái chiều đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh; tác động nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và giúp xoá đói giảm nghèo của đầu tư công yếu hơn so với đầu tư tư nhân.
 
Thứ ba, luận án đã đề xuất một số định hướng chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư công của chính quyền tỉnh Nam Định. Những đề xuất chính là: (i) Nam Định nên xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn các dự án đầu tư công, thực hiện áp dụng các phương pháp thẩm định tiên tiến, nên thực hiện thẩm định lại các dự án khi các dự án này thực hiện điều chỉnh vượt quá 20% quy mô của dự án; (ii )trong giai đoạn đánh giá và kiểm toán dự án đầu tư công nên thực hiện kiểm toán độc lập đối với tất cả các dự án đầu tư công của tỉnh; (iii) đánh giá dự án cần phải thực hiện toàn diện hơn, đánh giá nên dựa trên hiệu quả, nhất là nên đánh giá có chọn lọc đối với các dự án đã hoàn thành từ 3 đến 5 năm; và  (iv) tỉnh cần chú trọng tăng cường quản lý tốt giai đoạn vận hành dự án, vì đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu lực và bền vững của đầu tư công.
 
------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Public investment management by provincial authority in Nam Dinh province
Specialization: Political economics               
PhD Candidate: Nguyen Van Hau
Supervisors: Dr. Do Thi Kim Hoa, Dr. Tran Ngoc Nam
Institution: National Economics University
 
In terms of theory and practice
 
The thesis has proposed a theoretical framework for studying PIM of provincial authority, based on methodology promoted by the World Bank and by Dabla-Norris et al. (2012), which offer a diagnostic framework for PIM assessment at the national level. The thesis has applied this diagnostic framework for PIM assessment in order to evaluate PIM of Nam Dinh authority from 2011 to 2016.
 
New findings and recommendations raised from the thesis’s research outcomes
 
Firstly, using the WB diagnostic framework, the thesis revealed the inadequacies and weaknesses in PIM by Nam Dinh provincial authority during the period 2011-2016, specifically: (i) PI project appraisal is still unrealistic; there is a lack of a professional party in the independent evaluation of the project; this weakness is reflected in the high rate of approved PI projects whose total investment and progress should be adjusted during the implementation stage; (ii) there is no specific set of criteria for project selection with transperance and proofs; (iii) project implementation management is passive with loose management towards contractors, outlaw project implementation management; (iv)  high outstanding debt in construction along with slow return of advanced capital while the province takes excessive borrowings and has to pay interest annually.
 
Secondly, regarding the impacts of PI on different development aspects of the province, the analysis results showed that apart from the positive impacts, PI also shows some negative impacts on the provinces economy, society and environment. For example, PI overrides private investment, making adverse impact on the province economic growth; PI’s impact on unemployment reduction and poverty elimination is not as significant as that of private investment. 
 
Thirdly, the thesis recommends some policy directions aiming at strengthening PIM by the Nam Dinh provincial authority such as (i) during the project development and appraisal, the authority should develop specific standardized criteria for project selection . The authority should also carry out pre-feasibility study for projects that are labeled group C and higher, apply advanced appraisal methods, re-evaluate the projects when the project adjustment exceeds 20% of the project size; (ii) during the evaluation and audit stage, independent audit should be carried out; (iii) project evaluation should be applied more comprehensively on the outcome basis, by which Nam Dinh need the selective evaluation of projects that have been completed from 3 to 5 years; and (iv) Nam Dinh authority should pay attention to improving project management during its implementation because this stage has decisive impacts on the efficiency and sustainability of the public investment.