Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Hợp bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 04/09/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Hợp, chuyên ngành Quản lý kinh tế Kinh tế du lịch), với đề tài "Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)".
Thứ năm, ngày 04/09/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Kinh tế Du lịch) 
 Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hợp   
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa; 2. TS. Lê Thị Lan Hương

1. Từ lý luận về du lịch, du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững, luận án tập trung làm rõ về phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững. Du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững là du lịch sinh thái có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư địa phương và phải được quản lý khai thác theo công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và thỏa mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch; nâng cao được sức chịu tải du lịch, tăng nguồn thu cho bảo tồn và phát triển ở địa phương.

2. Luận án vận dụng các đặc trưng của du lịch sinh thái và vai trò của các VQG để xác định sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với các VQG, đó là: Tài nguyên ở các VQG phải được coi là một nguồn tài nguyên kép vừa là tài nguyên rừng – phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhưng đồng thời cũng là một tài nguyên du lịch – tài nguyên du lịch sinh thái.

Những phát hiện, đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu

1. Luận án làm rõ và xác định sứ mệnh, tầm nhìn cho các VQG Việt Nam và từ đó đề xuất mô hình tổ chức quản lý đối với các VQG nhằm tạo ra cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả; tạo sự phối hợp thuận lợi, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý tài nguyên rừng và khai thác nguồn tài nguyên du lịch sinh thái ở các VQG. Mô hình tổ chức quản lý được đề xuất thì các VQG sẽ được quản lý tập trung tại cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, hơn thế nữa do các VQG có sứ mệnh và tầm nhìn mới là ngoài chức năng là một tài nguyên rừng VQG còn là một tài nguyên du lịch đặc trưng do vậy việc quản lý khai thác VQG phải có sự tham gia của các cơ quan chức năng về du lịch.

2. Luận án xác định vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý và khai thác du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đồng thời đề xuất mô hình tổ chức quản lý cho các VQG. Theo mô hình tổ chức quản lý này ngoài chức năng, nhiệm vụ công ích là bảo tồn đa dạng sinh học như đang thực hiện thì VQG cần nâng cao vai trò, nhiệm vụ kinh doanh du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu để góp phần kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước.

3. Luận án đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các VQG nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch ở VQG. Các bên tham gia trong mô hình phát triển DLST bền vững tại các VQG bao gồm: Ban quản lý VQG, cộng đồng dân cư địa phương, các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch.

4. Luận án cũng đề xuất xây dựng phương án khai thác du lịch sinh thái tại các VQG theo hướng phát triển bền vững vừa đảm bảo việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

5. Luận án đề xuất cơ sở xác định giá vé vào cửa cho các VQG đó là sử dụng phương pháp ước lượng mức sẵn lòng chi trả của du khách khi đến tham quan VQG.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Solution to manage and exploit ecotourism activities in Vietnam National Parks towards sustainable development (A case study of Cuc Phuong National Park)
Major: Economic Management (Tourism Economics) 
Code: 62340410
Phd Candidate: Nguyễn Văn Hợp   
Instructors: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Hòa; 2. TS. Lê Thị Lan Hương

1. From theories on tourism, eco-tourism and sustainable tourism development, the thesis focuses on clarifying the rationale of sustainable ecotourism. Specifically, sustainable ecotourism has close relationship with local communities and must be managed and exploited with a new technology which minimize the impact of tourism on the environment while still meet the needs of visitors. The new technologies especially focus on establishing tourist routes, roads, buildings, campgrounds, travel guides.... They will be friendly to the environment and meet the high requirements of tourist activities. They can enhance tourism load capacity, increase funding sources for conservation and local development.

2. The thesis manipulates the characteristics of ecotourism and the role of the NPs to identify a new mission and vision for the parks, which is: Natural resource in the parks must be considered as a dual resource which is a forest resource with the role of biodiversity conservation and an eco-tourism resource at the same time.

New findings and suggestions from research results

1. The thesis clarifies and defines the mission and vision for the NPs in Vietnam and then proposes state organizational model of the NPs to create a comprehensive and efficient management mechanism; create a favorable and close combination among authorities in the management of forest resources and exploiting eco-tourism resources in the NPs.

2. The thesis defines the role of the NP Management Board in eco-tourism management and exploitation towards sustainable development. The thesis also proposes an organizational model for the NPs to ensure two objectives which are implementing well public task of biodiversity conservation and promoting the efficiency of eco-tourism business in order to generate revenue to contribute funding for conservation tasks, reducing the pressure on the budget state.

3. The thesis proposes a model of sustainable eco-tourism development for the NPs to create a close cooperation mechanism among stakeholders in the organization of the management and exploitation of tourism resources.

4. The thesis also proposes eco-tourism business plan for the NPs. The plan is built in the manner of sustainable development while ensuring the efficient exploitation of resources without affecting the ecological environment.

5. The thesis uses the methodology of estimating the willingness to pay for each visit as a basis for determining admission fees for the NPs.