Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Kỷ bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 14h00 ngày 02/03/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Kỷ, chuyên ngành Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư), với đề tài "Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương"
Thứ tư, ngày 30/01/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của đầu tư du lịch đối với phát triển bền vững tỉnh Hải Dương
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư)  
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Kỷ
Người hướng dẫn1:Ts. Nguyễn Hồng Minh;  Người hướng dẫn 2: Ts. Đồng Xuân Đảm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
 
Thứ nhất, đã tập trung vào phân tích và phát triển thêm nhiều nội dung mới về ảnh hưởng lan tỏa của đầu tư du lịch đến PTBV trong bối cảnh cụ thể của một địa phương, đó là:
 
(1) Về kinh tế: ĐT DL từ ngân sách (NS) và dân doanh (DD) có ảnh hưởng tới kết quả thu hút khách DL cả về lượng khách lưu trú và không lưu trú, đồng thời cũng ảnh hưởng tới doanh thu ngành DL; Ngoài khẳng định ĐT DL có ảnh hưởng lan tỏa tới các ngành: lưu trú, ăn uống, nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, xây dựng, vận tải, ĐT DL còn có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nhiều chỉ tiêu PTBV về kinh tế. Theo đó, ngoài việc khẳng định ĐT DL có hiệu quả hơn các ngành kinh tế khác, ĐT DL theo nguồn vốn (NS và DD), ĐT theo lãnh thổ hoặc ĐT theo lĩnh vực đều có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển kinh tế.
 
(2) Về xã hội: ĐT DL không chỉ tạo ra việc làm cho ngành DL, chuyển dịch cơ cấu lao động mà còn có ảnh hưởng tới tổng lao động đang làm việc trong nền kinh tế; Khẳng định được ĐT DL từ NS và DD có ảnh hưởng đến tỷ lệ lao động qua đào tạo; Chỉ ra NSLĐ ngành DL không chỉ cao hơn mức chung của nền kinh tế, mà ĐT DL từ NS cùng với NSLĐ ngành DL còn ảnh hưởng tới NSLĐ chung của xã hội. 
 
(3) Về môi trường: ĐT DL có ảnh hưởng tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh và tỷ lệ che phủ rừng.
Thứ hai, trên cơ sở xác lập được mô hình ảnh hưởng lan tỏa của ĐT DL đến PTBV trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, luận án đã tập trung vào việc sử dụng các phương pháp định lượng để giải thích, chứng minh và lượng hóa mối quan hệ giữa ĐT đối với PTBV. Do đó, có thể áp dụng mô hình và phương pháp này khi nghiên cứu về ảnh hưởng ĐT của một số ngành khác đối với PTBV tỉnh Hải Dương hoặc có thể áp dụng tương tự ở một số tỉnh, thành phố khác, nhất là ở những nơi có điều kiện phát triển tương đồng như tỉnh Hải Dương.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ phương diện thực tiễn, với những bài học kinh nghiệm và bức tranh toàn cảnh thực trạng về PTBV, ĐT DL, đã phân tích làm rõ ảnh hưởng của ĐT DL đến PTBV của tỉnh Hải Dương trong thế kỷ XXI; Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức để xác định mục tiêu, đưa ra các dự báo và đề xuất nhiều giải pháp như: (1) Nâng cao nhận thức về ĐT DL đối với PTBV; (2) Hoàn thiện thể chế, trong đó cần hoàn thiện khung pháp lý về PBTV và xây dựng các chính sách đặc thù cho ĐT DL; (3) Thu hút ĐT DL cho PTBV, trong đó cần kết hợp linh hoạt giữa việc cân đối, phân bổ và sử dụng ngân sách với chính sách thu hút ĐT từ khu vực dân doanh; (4) Tăng cường ảnh hưởng của ĐT DL đến PTBV cụ thể: theo từng nguồn vốn; ĐT hạ tầng DL gắn với phát triển theo lãnh thổ và theo lĩnh vực; ĐT sản phẩm DL gắn với phát triển kinh tế; ĐT DL gắn với nâng cao NSLĐ xã hội; ĐT DL gắn với bảo vệ môi trường; (5) Thực hiện các biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của ĐT DL đến PTBV. 
 
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION
 
Dissertation: Effects of investment on tourism to sustainable development in Hai Duong Province
Major:           Development Economics (Economic Investment)      
PhD fellow:   Nguyen Van Ky                                      
Supervisors:  Dr. Nguyen Hong Minh and Dr. Dong Xuan Dam
Educational Institutions:     National Economics University
 
The Dissertation’s new contributions in terms of academic and theoretical aspect
 
Firstly, the dissertation concentrates on analysing and developing new concepts about the effects of investment on tourism to sustainable development in the context of a specific province, including:
 
(1) Economic effects: Investment in tourism from the public and private sectors has not only influenced the number of tourists, including the number of both overnight stay and day trip tourist, but also on tourism revenue. Furthermore, the dissertation confirms that investment in tourism widely influences many sectors including accommodation and restaurant, agriculture, food and beverages processing industry, construction, and transportation, etc. Consequently, the investment in tourism has both directly and indirectly affected many indicators of sustainable economic development. Besides, the dissertation also confirms that the investment on tourism is more effective than on other sectors. In addition, investment per source of capital (i.e. public and private sectors) and investment on localities or specific field of tourism impact strongly on economic development.
 
(2) Social effects: The investment in tourism not only creates more job opportunities for the local community, changing the labour proportion, but also affects the total employed workforce in the economy. The dissertation affirms that investment in tourism from public and private sector affect the rate of trained workers. It also indicates that labour productivity in tourism industry is not only higher than the average of economy, but investment from the public and the labour productivity in the tourism industry also impact the general labour productivity.
 
(3) Environmental effects: The investment in tourism effects on reducing the land for agriculture but increasing the proportion of person who using clean water as well as the forest coverage rate.
 
Secondly, based on the models related to effect of investment on tourism to all pillars of sustainable development, including economy, society and environment, the dissertation focuses on the use of quantitative methods to explain, demonstrate and quantify the relationship between investment and sustainable development. Therefore, it is possible to apply these models and methods to analyse the effect of investment in other sectors on sustainable development in Hai Duong province or to apply them in other provinces where have similarly conditions as Hai Duong province.
 
New suggestions derived from the research findings
 
Based on existing literatures and experiences from other countries as well as different parts of Vietnam combined with the reality of sustainable development and investment in tourism, the dissertation analyses the influences of investment on tourism to sustainable development of Hai Duong province in the 21st century; Pointing out the strengths, weaknesses, opportunities and challenges to identify targets and to forecast then to give some suggestions as below: (1) Raising awareness of investment in tourism for sustainable development; (2) Improving the current institutional framework: focusing on improving the legal framework for sustainable development and on creating the specific developed policies for investment in tourism; (3) Attracting investment in tourism for sustainable development, in which a flexible combination of the budgets (i.e. in the way of balancing, allocating and utilizing) and policies to attract investment from the private sector is used; (4) Enhancing the impact of investment on tourism to sustainable development, including: investment in tourism by source of capital; investment in tourism infrastructure associated with the development of territories and investment in specific fields of tourism; investment in products of tourism tied to economic development; investment in tourism associated with improving labour productivity; investment in tourism associated with environmental protection; (5) Implementing measures to limit the negative impact of investment on tourism to sustainable development.