Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Sinh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 28/11/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Văn Sinh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, với đề tài "Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng".
Thứ ba, ngày 28/10/2014
 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Sinh  
Người hướng dẫn: GS.TS Trần Thọ Đạt;   PGS.TS Lê Trung Thành
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Lợi thế cạnh tranh (LTCT) của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả kinh doanh (KQKD) của doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý thuyết. Sử dụng lý thuyết các nguồn lực và mô hình VRIN, tác giả đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình tác động tới lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua số liệu khảo sát thông qua điều tra 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, tác giả đã kiểm định được vai trò của hai nguồn lực vô hình là Định hướng học hỏi (ĐHHH) và Định hướng thị trường (ĐHTT) đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và mối quan hệ cùng chiều giữa Lợi thế cạnh tranh và Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Hai mối quan hệ này thể hiện như sau:
LTCT = 1,007 + 0,363 x ĐHHH + 0,356 x ĐHTT và KQKD = 1,368 + 0,414 x LTCT
 
Như vậy, điểm đóng góp mới của luận án là phát hiện và kiểm chứng vai trò của nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT đối với việc nâng cao LTCT của doanh nghiệp. Các nguồn lực vô hình này đáp ứng các điều kiện của mô hình VRIN: có giá trị, hiếm, khó bắt chiếc, không thay thế được cho nên những sẽ giúp doanh nghiệp có được LTCT bền vững và qua đó nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trường.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở bốn lĩnh vực sản xuất kính, sứ vệ sinh, gạch ốp lát và gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung thuộc Bộ Xây dựng có LTCT khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành, trong đó nổi trội là về phương diện giao hàng theo yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm; hai phương diện khác của LTCT cần cải tiến là thời hạn cung ứng sản phẩm mới ra thị trường và khả năng giảm giá bán sản phẩm. 
 
Nguồn lực hữu hình nói chung, đặc biệt là Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp này ở mức trung bình so với các doanh nghiệp nhà nước. Nguồn lực về tài chính thông qua chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu trong Tổng tài sản giảm đi rõ rệt từ năm 2012 trở lại đây; có nhiều doanh nghiệp giá trị tồn kho hàng hóa gần bằng vốn chủ sở hữu. Kết quả là lợi nhuận của các doanh nghiệp này không ổn định và có xu hướng giảm trong thời gian qua.  
Các doanh nghiệp được khảo sát có nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT ở mức cao hơn trung bình so với các doanh nghiệp trong ngành. Đối với nguồn lực ĐHHH, phương diện cam kết học hỏi là cao nhất; Chia sẻ tầm nhìn có mức điểm thấp nhất và vì thế cần cải tiến nhiều. Đối với nguồn lực ĐHTT, hai phương diện cần tập trung cải tiến là định hướng cạnh tranh nhân viên và định hướng đối thủ cạnh tranh. Phương diện có điểm cao nhất là định hướng nhân viên thể hiện những nét đặc trưng của các doanh nghiệp nhà nước.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
----------------------
 
THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS 
 
Thesis Title: Enhancing competitive advantages of building materials production companies under the Ministry of Construction 
Specialization: Business Administration
Code: 62.34.01.02
Student: Nguyễn Văn Sinh  
Supervisors: Prof. Dr. Trần Thọ Đạt; Ass Prof. Dr. Lê Trung Thành
 
New Theoretical Contribution
 
Firm’s Competitive Advantages (CA) play very important roles in improving business performance, therefore, the study and discovery of factors that help companies improve business performance play extremely important role theoretically. Applying Resource Based Theory and VRIN Model, the author built the model reflecting the impact of tangible and intangible resources on firm’s competitive advantages and business performance (BP). Date collected from 43 companies producing building materials under the Ministry of Construction have been analyzed to confirm the role of two intangible resources, including Learning Orientation (LO) and Market Orientation (MO), on the enhancement of competitive advantages and the positive relationship between firm’s Competitive Advantages and      business performance.
 
The two relationships are described as follows::
CA = 1,007 + 0,363 x LO + 0,356 x MO and BP = 1,368 + 0,414 x CA
 
Therefore, a new theoretical contribution of the thesis is to discover and confirm the role of intangible resources as LO and MO on the enhancement of firm’s CA. These intangible resources are qualified the VRIN model’s conditions: Value, Rare,  Inimitable, Non-substitutable so they can help companies having sustainable CA and as a result, improving business performance 
 
Thesis’s discoveries and recommendations 
 
Building materials production companies under the Ministry of Construction in four sectors: construction glass; sanitary ware, granite and ceramic tiles, bricks and clay products have relatively high competitive advantages compared to companies in the same sectors; particularly in product delivery as customer’s requests; product quality and product innovation; other two dimensions need to be improved are time to deliver products to the market and ability to reduce the product’s price to compete. 
 
These companies’ tangible resources in general and equity in particular are about in average in comparison with that of other state owned companies. Equity from the studied companies had been reduced significantly since 2012; there is a fair number of companies having the value of inventory similar to equity. As a result, profits in these companies are not stable and declined. 
 
The two intangible resources, LO and MO, in the companied selected are higher than average compared to other companies in the industry. For LO, commitment to learning is highest; shared vision is lowest therefore this needs to be significantly improved. For MO, two dimensions need to be improved are employee competition orientation and competitor orientation. Employee Orientation has highest score, reflecting the typical features of state owned companies.