Nghiên cứu sinh Nguyễn Việt Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Việt Hà, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ".
Thứ sáu, ngày 25/12/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Việt Hà            Mã NCS: NCS36.114QLC
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển              Mã số: 9310105
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Cương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Thứ nhất, luận án xác định 5 rào cản (sở hữu trí tuệ, thông tin, rủi ro, lợi ích và tài chính) cản trở mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp và chỉ ra vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc tạo môi trường để thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (NC&CGCN). 
Thứ hai, luận án xác định có bốn hình thức của mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN, bao gồm Cộng tác, Tương tác, Hợp tác và Liên kết. Dựa trên tác động của các rào cản tới các hình thức của mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp, luận án khẳng định lý do Nhà nước cần can thiệp nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp.
Thứ ba, luận án đề xuất khung lý thuyết về vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp thông qua công cụ chính sách, bao gồm chính sách tạo môi trường thể chế và chính sách hỗ trợ tài chính để làm hạn chế các rào cản trong mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Thứ nhất, năm rào cản về sở hữu trí tuệ, thông tin, rủi ro, lợi ích và tài chính cản trở mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN, theo bất cứ hình thức quan hệ nào. Gỡ bỏ rào cản này sẽ giúp mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN phát triển.
Thứ hai, mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN tại Việt Nam đang diễn ra ở mức đơn giản, manh mún, phát triển chưa có tính hệ thống bởi vì sự tồn tại của 5 loại rào cản là khách quan và cần có sự can thiệp của Nhà nước.
Thứ ba, vai trò của Nhà nước nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng chính sách, còn việc triển khai thực hiện đưa chính sách vào cuộc sống còn hạn chế. Điều này khiến cho các rào cản vẫn đang thách thức mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN ở Việt Nam.
Thứ tư, giải pháp dỡ bỏ 5 nhóm rào cản sở hữu trí tuệ, thông tin, rủi ro, lợi ích và tài chính được đề xuất theo cách tiếp cận công cụ chính sách và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, những đề xuất này góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa trường Đại học - Doanh nghiệp trong NC&CGCN.

 

---------------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS 
Thesis topic: The role of Government is to promote University – Enterprise relationship in research, technology transfer
Major: Economic development             Code: 9310105
Postgraduate: Nguyen Viet Ha            Postgraduate Code: NCS36.114QLC
Instructor: Associate Professor. Doctor Vu Cuong
University: National Economic University 

New academic and theoretical contributions.    

First of all, the thesis defines 5 barriers (intellectual property, information, risk, benefit, and finance) restrain University – Enterprise relationship and points out the important role of Government in building the environment to promote University – Enterprise relationship in research, technology transfer. 
Secondly, the thesis identifies 4 forms of University-Enterprise relationship in research and technology transfer including collaboration, interaction, cooperation and connection. Based on the influence of each barrier to each form of University – Enterprise relationship, the thesis confirms the reasons for Government’s intervention to promote University – Enterprise relationship in research, technology transfer. 
Thirdly, the thesis proposes a theoretical framework about the role of Government to promote University – Enterprise relationship through policy instruments including policy to create an institutional environment and financial aid to restrict from the barriers in University – Enterprise relationship in research, technology transfer. 

The new discovers and proposals have been withdrawn from a result of the thesis’s research

Firstly, five barriers about intellectual property, information, risk, benefit, and finance restrain University – Enterprise relationship in research & technology transfer under any form of relationship.  Removing those barriers will help University – Enterprise relationship in research & technology transfer to develop. 
Secondly, University – Enterprise relationship in research & technology transfer are happening at a simple, fragmented level because the existence of five types of barriers is objective and is in need of Government’s intervention. 
Thirdly, role of Government in promote University – Enterprise relationship in research & technology transfer has just been up to policy development while implementation to bring policies to life is still limited. That makes the barriers to continue challenging University – Enterprise relationship in research & technology transfer in Vietnam.
Fourthly, solutions to remove five groups of intellectual property, information, risk, benefit, and finance barriers are proposed by approaching policy instruments and matching with conditions and circumstances in Vietnam. According to the result of practical research, this proposals contribute to boost  University – Enterprise relationship in research & technology transfer.