Nghiên cứu sinh Phạm Bách Khoa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 29/11/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Bách Khoa, chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài "Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam".
Thứ năm, ngày 07/10/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên luận án: Quản lý nhà nước đối với thuế bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Phạm Bách Khoa
Người hướng dẫn: GS.TS Ngô Thắng Lợi; TS. Vũ Nhữ Thắng
Chuyên ngành: Khoa học quản lý
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1. Về lý luận:

Thứ nhất, luận án đã tiếp cận trên góc độ quản lý nhà nước (QLNN) về thuế bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm khắc phục thất bại của thị trường đối với khía cạnh tác động ngoại lai của môi trường, bao gồm: (i) Xây dựng và ban hành các chính sách thu thuế BVMT; (ii) Bộ máy QLNN về thuế BVMT; (iii) Tổ chức thực hiện chính sách thuế BVMT; (iv) Thanh tra kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm chính sách thu thuế BVMT. Cách tiếp cận này là mới so với một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các khía cạnh để hoàn thiện luật thuế như nội dung thuế, các loại thuế, phương pháp tính thuế, hoặc các chính sách thuế BVMT. Đó là cách tiếp cận nghiên cứu của khoa học quản lý. 
Thứ hai, phần lớn, các nghiên cứu về thuế BVMT trong thời gian gần đây ở Việt Nam đơn thuần đứng trên góc độ tài chính. Điểm mới của luận án là giải quyết vấn đề theo hai góc độ là tài chính và môi trường. Quan trọng hơn, luận án nhấn mạnh góc độ thứ hai: quản lý nhà nước về thuế BVMT phải nhằm đến mục tiêu chủ yếu là phải bảo vệ được môi trường. Theo đó, luận án xác định nhóm tiêu chí đầu tiên đánh giá hiệu quả QLNN về thuế BVMT là đáp ứng được yêu cầu về BVMT, sau đó mới là nhóm tiêu chí về tăng thu từ thuế. Điều đó có nghĩa là tiêu chí tăng thu từ thuế phải được ưu tiên thấp hơn mục tiêu về BVMT. Đây là quan điểm mới so với các quan điểm truyền thống về mục tiêu của thuế. Từ quan điểm đó nên nhóm nhân tố liên quan đến BVMT đã được luận án xem là chủ đạo khi lập luận về hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về thuế BVMT của luận án. 

2. Về thực tiễn: 

- Ngoài việc sử dụng mô hình định lượng để chỉ ra được 6 nhân tố tác động đến hiệu quả của QLNN về thuế BVMT, điểm mới của luận án là còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, và thang đo Likert để nghiên cứu, chỉ ra được trạng thái của các nhân tố này hiện nay như thế nào ở Việt Nam. Trong khi còn nhiều quan điểm cho rằng hiệu quả thu thuế BVMT thấp hiện nay là do hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp, hay tính bất hợp lý của chính sách thuế, các thủ tục quy trình nộp thuế thiếu khoa học, thì qua phân tích bằng mô hình định lượng, luận án đã kết luận nút thắt chính là: (i) Nhận thức và trách nhiệm môi trường và sự tự nguyện của doanh nghiệp; (ii) Bộ máy quản lý nhà nước về thuế BVMT hoạt động còn thiếu hiệu quả; (iii) Tổ chức thực thi, thanh kiểm tra và xử phạt vi phạm theo pháp luật BVMT chưa nghiêm minh.  Những phát hiện mới này của luận án là cơ sở để luận án đề xuất những giải pháp đột phá trong tăng cường QLNN về thuế BVMT. 
- Luận án đã khẳng định, BVMT và thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế- xã hội của đất nước là mục tiêu hàng đầu chương trình hoàn thiện QLNN về thuế BVMT. Các giải pháp chính được đề cập trong luận án hướng tới giải quyết các nút thắt ảnh hưởng không tích cực nhất đến QLNN về thuế BVMT, đó là: (i) Hoàn thiện các khía cạnh kinh tế của thuế BVMT nhằm nâng cao trách nhiệm  doanh nghiệp đến BVMT; (ii) Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuế BVMT, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thuế BVMT; (iii) Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện thuế BVMT.

------------------------------------

INFORMATION PAGE ABOUT NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: State management on environmental protection tax in Vietnam 
Major: Management Science
PhD student: Pham Bach Khoa
Institution: National Economics University 
Scientific instructors: Prof. Dr. Ngo Thang Loi and Dr. Vu Nhu Thang    
   

(1) In theory:

- Firstly, the thesis studies the state management on environmental protection tax in order to overcome the market failure versus external impacts of the environment, specifically in terms of: (i) Establishing and promulgating policies on collection of environmental protection tax; (ii) State management apparatus on environmental protection tax; (iii) Organizing the implementation of environmental protection tax policies; and (iv) Inspecting, examining and handling violations of the policy on collection of environmental protection tax. The approach of this thesis is new in comparison to previous studies in Vietnam, which mainly focused on how to improve tax law such as tax contents, taxes, tax calculation methods, or environmental protection tax policies. So, our approach is the one of management science. 
- Secondly, most of the recent researches on the environmental protection tax in Vietnam are in financial aspect. The new contribution of our thesis consists in solving the problem from two perspectives: financial and environmental ones. More importantly, our thesis emphasizes the second perspective: the state management on environmental protection tax that must aim mainly at environmental protection. Accordingly, this thesis identifies the first and most important group of criteria to evaluate the effectiveness of the state management on environmental protection tax such as meeting the requirements for environmental protection. The second group of criteria of increasing tax revenue; it means that these criteria must be also compared with the objective of environmental protection. This constitutes also another new contribution of this thesis by comparing with the traditional approaches of environmental protection. On this new perspective, the factors related to environmental protection is mainly considered in our thesis by proposing the factors affecting the state management on environmental protection tax in this thesis. 

(2) In practice: 

- In addition to using the quantitative method for identifying 6 factors affecting the effectiveness of the state management on environmental protection tax, the new contribution of this thesis consists in combining also qualitative methods and Likert scale in quantitative one by clarifying the current situation of these factors. While some scholars indicate that the current low efficiency of the environmental protection tax compliance is due to the target enterprises’ financial difficulties, or the irrationality of tax policies, unscientific tax payment procedures (as some other studies have indicated); on the basis of regression analysis, our thesis conclude that is due to: (i) environmental awareness and responsibility, and voluntariness of target enterprises; (ii) the ineffective functioning of the State management apparatus on environmental protection tax; (iii) the lack of strictness in organizing the policy implementation, inspection and sanction of violations according to the law on environmental protection. These new findings of our thesis are fundamental for the recommendations proposed for enhancing the State management on environmental protection tax in Vietnam.
- This thesis confirms that environmental protection and promoting the sustainable development of our economy - society is the most important goal of improving the state management on environmental protection tax. The main recommendations of this thesis aim to solve the problems that most negatively affect the state management on environmental protection tax, which consist in: (i) Improving the economic aspects of environmental protection tax in order to enhance the corporate responsibility versus the environmental protection; (ii) Improving the organization of the state management apparatus on environmental protection tax, improving the efficiency of environmental protection tax implementation; and (iii) Improving the inspection and monitoring of the of environmental protection tax implementation/.