Nghiên cứu sinh Phạm Bích Liên bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h00 ngày 25/06/2016 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Bích Liên, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 25/06/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Nghiên cứu sinh: Phạm Bích Liên
Người hướng dẫn: HD1- TS. Lê Thanh Tâm; HD2- TS. Nguyễn Đức Hưởng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 


Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật như sau:

1. Sự phát triển tài chính vi mô (TCVM) đã được nhiều nghiên cứu đề cập trên giác độ là hoạt động vì mục tiêu xã hội. Luận án này nghiên cứu phát triển hoạt động TCVM tại tổ chức tín dụng (TCTD) như là một hoạt động giúp TCTD đạt được mục tiêu lợi nhuận, trên cơ sở đó Luận án tập trung làm rõ mối quan hệ giữa sự bền vững tài chính của TCTD với sự phát triển hoạt động TCVM của TCTD.

2. Luận án đã lựa chọn và điều chỉnh các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM tại TCTCVM thành hai nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TCVM tại TCTD: (1) Nhóm chỉ tiêu sự bền vững tài chính được cụ thể hóa bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ xấu (2) Nhóm chỉ tiêu mức độ tiếp cận được cụ thể hóa bằng (i) Độ rộng tiếp cận (Số lượng khách hàng, Quy mô tiền gửi và dư nợ TCVM, Số lượng sản phẩm dịch vụ TCVM) và (ii) Độ sâu tiếp cận (Giá trị khoản vay trung bình).

3. Ứng dụng mô hình về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và sự bền vững tổ chức TCVM của Christen và các cộng sự (1995) được Thys (2000), Olivares-Polanco (2005) phát triển và dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như để phù hợp với TCTD Việt Nam, Luận án đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay trung bình với các nhân tố độc lập: Thời gian hoạt động, Sự bền vững, Độ rộng tiếp cận và hai nhân tố được bổ sung là Năng suất lao động và Rủi ro tín dụng (MH1).

4. Luận án bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TCVM tại TCTD thông qua mức độ quan tâm của khách hàng dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng của Kotler (2001), xu hướng lựa chọn TCTD của Khazeh và Decker (1992), Mokhlis (2009) và đề xuất mô hình phản ánh mối quan hệ phụ thuộc giữa nhân tố giá trị khoản vay với mức độ quan tâm của khách hàng đến sự thuận tiện, chất lượng dịch vụ, thương hiệu, giá cả và khuyến mại của TCTD và các nhân tố nhân khẩu học (MH 2).

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

(1) Kết quả phân tích MH 1cho thấy mô hình phù hợp, độ rộng tiếp cận có ảnh hưởng cùng chiều với độ sâu tiếp cận và kết luận này khác với kết quả nghiên cứu trong mô hình của Olivares – Polanco (2005). Rủi ro tín dụng và Năng suất lao động có ảnh hưởng cùng chiều với độ sâu tiếp cận. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TCVM tại các TCTD với mức độ giảm dần như sau: (i) Độ rộng tiếp cận, (ii) Thời gian hoạt động, (iii) Rủi ro tín dụng, (iv) Năng suất lao động và (v) Sự bền vững.

(2) Kết quả phân tích MH 2 cho thấy mô hình phù hợp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TCVM của TCTD thông qua sự cảm nhận của khách hàng với mức độ giảm dần như sau: (i) Sự thuận tiện của TCTD, (ii) Thương hiệu của TCTD, (iii) Chất lượng dịch vụ, (iv) Giá cả, còn Khuyến mại không ảnh hưởng.Bên cạnh đó, các nhân tố nhân khẩu học như thu nhập, nơi sống và trình độ học vấn của khách hàng có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TCVM của TCTD.

(3) Dựa trên kết quả nghiên cứu thì Luận án đưa ra hai nhóm khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động TCVM tại TCTD Việt Nam bao gồm:

Một là khuyến nghị đối với TCTD cung cấp dịch vụ TCVM ưu tiên như sau (1) Tăng cường công tác quản trị và điều hành, (2) Thiết kế và triển khai sản phẩm dịch vụ trên quan điểm “Khách hàng là trung tâm”, (3) Tăng cường tiềm lực tài chính (4) Tăng cường tính trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ TCVM; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


Hai là khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan hữu quan: (1) Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho các TCTD có hoạt động TCVM, (2) Khẩn trương triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Chiến lược phát triển ngành TCVM Việt Nam, (3) Tạo điều kiện “mở” cho các tổ chức tham gia hoạt động TCVM, (4) Tăng cường thanh tra, giám sát đối với hoạt động TCVM của các TCTD.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: Developing of Microfinance operation in Vietnam credit Institutions
Major: Finance - Banking Code: 62340201
PhD Candidate: Pham Bich Lien     
Supervisors: 1- PhD. Le Thanh Tam; 2- PhD. Nguyen Duc Huong

New main theory contributions of the thesis

Based on the study of theoretical and practical contributions thesis new academic as follows:

1. The development of microfinance (MF) has been studied mostly in term of social objectives. However, this thesis aims to study the development of microfinance in credit institutions (CIs) as a mean to obtain profit for CIs. This thesis focuses on clarifying the relationship between financial sustainability of CIs and the development of microfinance operations of CIs.

2. Based on the indicators to assess the development of microfinance operations in MFIs, the author has selected two groups of indicators to evaluate the development of microfinance in CIs: (1) indicators of financial sustainability include: the profit after tax on average total assets, profit after tax on equity and NPL ratio (2) indicators related to the level of outreach specified by (i) the breadth of outreach (number of customers, size of deposits and loans, number of microfinance products and services) and (ii) the depth of outreach (average loan value).

3. Applying the model of the relationship between the outreach and sustainability of microfinance institutions of Christen et al (1995), Thys (2000), Olivares-Polanco (2005) as well as the theoretical basis to be suitable to the Vietnamese CIs, the thesis analyzed the proposed model exploring the factors affecting the average loan value with the independent factors: Operating time, sustainability, the breadth of outreach and two additional factors are labor productivity and credit risk (Model 1).

4. The thesis adds the factors affecting the development of microfinance in credit activities through the level of customer interest based on consumer behavior theories of Kotler (2001), the trend of choosing credit institutions of  Khazeh and Decker (1992), Mokhlis (2009) and proposes model reflecting the dependency relationship between the loan value factors to the level of customer interest to convenience, quality service, brand, price, promotions of CIs and demographic factors (Model 2).

Findings, new proposals from the results of the thesis

(1) Model 1 showed that the breadth of outreach influence the same way with the depth of outreach and reach different conclusions with findings in models of Olivares - Polanco (2005). Credit risk and labor productivity has affected the same way with depth access. Factors affecting the development of microfinance activities at CIs with decreasing levels as follows: (i) The the breadth of outreach, (ii) Operating time, (iii) Credit risk, (iv) labor productivity and (v) sustainability.

(2) Model 2 showed that the factors affecting the development of the microfinance operations of CIs through the perception of customers with decreasing levels as follows: (i) The convenience of credit institutions, (ii) brand of credit institutions, (iii) quality of service, (iv) price, but promotion has no effect. Additionally, demographic factors such as income, place of living and education of customer has affected the development of the microfinance credit activities.

(3) The thesis put forward two group of recommendations to develop the microfinance operations in CIs include:

First, for CIs providing microfinance services: (1) Strengthening governance and administration, (2) Design and implement products and services in view of "Customer in the Center "(3) Enhance financial strength (4) Strengthen accountability in providing microfinance services; (5) Improve the quality of human resources.

Second, for State Bank of Vietnam and concerned agencies: (1) Improve the system guidelines for implementation of the Law on Credit Institutions which have microfinance operations, (2) Expeditiously implement activities within the framework of development strategy for the microfinance sector of Vietnam, (3) create "open conditions" to CIs involved in microfinance, (4) Strengthening the inspection and supervision of microfinance operations of credit institutions.