Nghiên cứu sinh Phạm Cao Bằng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/07/2019 tại P503 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Cao Bằng, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế"
Thứ hai, ngày 22/07/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Phạm Cao Bằng
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Tô Trung Thành  2. TS Đinh Thiện Đức
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới
 
Luận án đã phát triển một hướng nghiên cứu mới về cán cân vãng lai (CCVL) bằng việc sử dụng mô hình nghiên cứu phối hợp nhiều cách tiếp cận và phân tích ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến các cán cân thành phần của CCVL. Nghiên cứu này đã làm rõ nhiều yếu tố tác động đến CCVL của Việt Nam có tác động đến các cán cân thành phần với chiều hướng có thể khác nhau và triệt tiêu nhau và do đó làm thay đổi chiều hướng tác động tới CCVL nói chung; điều này góp phần giải thích cho sự đa dạng của các kết quả nghiên cứu quốc tế trước đây về chiều hướng tác động của nhiều yếu tố đến CCVL.
 
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: (1) khủng hoảng kinh tế năm 2008 có tác động tích cực đến CCVL trực tiếp và thông qua cán cân thu nhập trong khi không thể hiện rõ chiều hướng tác động đến cán cân thương mại,  (2) giá quốc tế của các nhóm hàng khác nhau ảnh hưởng đến CCVL theo chiều hướng khác nhau, trong đó nguyên liệu nông sản và năng lượng có tác động tích cực còn nguyên liệu công nghiệp và thực phẩm có tác động tiêu cực, (3) lãi suất quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến CCVL và các cán cân thành phần trong cả ngắn hạn và dài hạn, (4) giai đoạn phát triển kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến CCVL do trình độ phát triển kinh tế còn ở mức chưa đủ để sự thặng dư của CCVL bù đắp cho thâm hụt do vay mượn để đầu tư phát triển thời kỳ trước, (5) FDI trực tiếp tác động tiêu cực đến CCVL mặc dù khối doanh nghiệp FDI quyết định thặng dư thương mại, (6) các yếu tố lãi suất trong nước, lạm phát, giai đoạn phát triển và NFA có tác động tiêu cực còn độ mở thương mại có tác động tích cực đến CCVL nhưng các yếu tố có tác động theo chiều hướng khác nhau đến các cán cân thành phần của CCVL.
 
Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Từ các kết quả phân tích đặc điểm CCVL và ảnh hưởng của các yếu tố đến CCVL của Việt Nam, luận án đã xác định những nguy cơ mất cân bằng bền vững của CCVL của Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo cân bằng bền vững gồm: (1) tập trung vào hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, (2) tiếp tục khuyến khích FDI nhưng tập trung vào một số ngành trọng điểm và có biện pháp khích lệ tái đầu tư, (3) tăng năng lực sản xuất trong nước theo hướng chú trọng vào công nghiệp phụ trợ và gia công chế biến có lựa chọn (4) chính sách tỷ giá linh hoạt theo các biến động của thị trường, (5) thu hẹp dần chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế, (6) tiếp tục khuyến khích kiều hối và sử dụng hàng tiêu dùng nội địa.
 
 
 
 
 
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: "Analysis of factors affecting Vietnams current account in the international integration circumstance".
Major of study: Economics 
PhD student: Pham Cao Bang 
Instructors: 1. Assoc. Prof. Dr. To Trung Thanh 2. Dr. Dinh Thien Duc
Education Organisation: National Economics University
 
The academic and theoretical contributions
 
The research has developed a new approach by synchronizing multiple approaches to analyze the effects of multi-factors on the current account (CA) and its components. The new approach has revealed that many factors affect the components of Vietnam’s CA with different directions. The change of the CA depends on combining of those directions. This finding explains the diversity of previous international research about signs of impact.
 
Research findings include: (1) the 2008 financial crisis has positively impacted on the CA directly, through the income account but not clearly through the trade account; (2) The international prices of different product categories affect the CA in different directions, in which agricultural and energy materials have a positive impact and industrial and food materials have a negative impact; (3) The international interest rates have positively affected the CA and its components for both of short and long terms; (4) The economic development has negatively affected the CA due to the surplus not enough to compensate the deficit of the CA in the previous period; (5) The FDI has directly and negatively impacted on the CA although FDI enterprises have trade surplus; (6) The domestic interest rate, inflation, economic development and NFA have negatively but the openness has positively affected the CA. Almost factors have different signs of impacts on the CA’s components.
 
The practical contributions
 
The research has figured out the risks for sustainable balance of Vietnams CA through analyzing CA traits and the impacts of factors on the CA. The recommendations to ensure the sustainable balance include: (1) focusing on supporting enterprises directly to approach international markets, (2) continuing to encourage FDI by focusing on some selected sectors and by encouraging reinvestment. (3) increasing domestic production by focusing on supporting and processing industries with priorities. (4) applying flexible exchange rate policies fitting to market signals, (5) narrowing the gaps of domestic and international interest rates substantially, (6) encouraging remittances and use of domestic consumer goods further.