Nghiên cứu sinh Phạm Hương Quỳnh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 28/12/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Hương Quỳnh, chuyên ngành Kinh tế lao động, với đề tài "Ảnh hưởng của tác nhân gây căng thẳng đến hành vi đổi mới trong công việc thông qua phản ứng căng thẳng ở giáo viên phổ thông".
Thứ tư, ngày 01/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Ảnh hưởng của tác nhân gây căng thẳng đến hành vi đổi mới trong công việc thông qua phản ứng căng thẳng ở giáo viên phổ thông
Chuyên ngành: Kinh tế Lao động                 Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Phạm Hương Quỳnh            Mã NCS: NCS39.29LD 
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Hoàng Ngân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về căng thẳng toàn diện của Nelson & Simmons (2003) và lý thuyết về tính thách thức – cản trở trong tác nhân gây căng thẳng của Cavanaugh & cộng sự (2000), đồng thời qua kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ 1.071 giáo viên đang giảng dạy ở các trường thuộc hệ thống giáo dục phổ thông công lập tại Việt Nam, luận án đã làm rõ tác nhân gây căng thẳng đặc thù đối với giáo viên phổ thông, mô tả được mức độ và cơ chế ảnh hưởng của tác nhân gây căng thẳng đến hành vi đổi mới trong công việc của giáo viên thông qua vai trò phản ứng căng thẳng, cụ thể:
 (1) Xây dựng mô hình nghiên cứu mới và kiểm định mô hình này trong bối cảnh giáo dục phổ thông Việt Nam, qua đó khẳng định quan điểm “căng thẳng trong công việc không phải lúc nào cũng gây hại”, cân bằng góc nhìn đang có sự thiên lệch lớn về tác động có hại của tác nhân gây căng thẳng đến thái độ, cảm xúc và hành vi của GVPT. Kết quả này cũng là một điểm mới và khác biệt của luận án, gợi ý cho các nhà quản lý giáo dục không nên cố gắng loại trừ toàn bộ các tác nhân gây căng thẳng ở giáo viên.
(2) Khẳng định vai trò trung gian của phản ứng căng thẳng tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ giữa tác nhân gây căng thẳng và hành vi đổi mới trong công việc của giáo viên. Từ đó, luận án đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm còn thiếu khuyết khi đề cập đến sự cần thiết phải thay đổi việc nhìn nhận về các vấn đề căng thẳng, từ góc độ tiêu cực sang tích cực trong quản lý nguồn nhân lực của tổ chức trên cơ sở lý thuyết căng thẳng toàn diện của Nelson & Simmons.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án

Kết quả luận án cho thấy tác nhân gây căng thẳng không phải là tác nhân gây hại cần phải loại bỏ hoàn toàn mà nó phần nào tạo ra phản ứng căng thẳng tích cực cho giáo viên. Do đó, các khuyến nghị liên quan đến phòng ngừa tác nhân gây căng thẳng ở giáo viên phổ thông nên tập trung ở khía cạnh hạn chế tác nhân gây căng thẳng cản trở và tăng những tác nhân gây thách thức. Hơn nữa, nếu sự gia tăng các tác nhân mang tính thách thức được bù đắp bởi sự cắt giảm nhiều hơn mức độ tác động của các tác nhân gây cản trở, thì hành vi đổi mới trong công việc của giáo viên cũng có thể được cải thiện từ chiến lược này. Bởi lẽ, tác động của tác nhân gây thách thức, một khi tạo ra phản ứng căng thẳng tích cực mạnh mẽ thì sẽ tạo ra sự hưng phấn, kích thích hành vi đổi mới, sáng tạo trong công việc ở giáo viên lên cao.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số một số khuyến nghị tập trung ở hai khía cạnh chính là: i) Khuyến nghị một số giải pháp phòng ngừa tác nhân gây căng thẳng; và ii) Khuyến nghị một số giải pháp hỗ trợ, tăng cường phản ứng căng thẳng tích cực và giảm thiểu phản ứng căng thẳng tiêu cực ở GVPT.


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic of the Thesis: The Impact of Stressors On General Schoolteachers’ Innovative Work Behavior: The Mediating Role of Stress Response
Major: Labor Economics                             No.: 9340404
PhD student: Pham Huong Quynh         PhD No.: NCS39.29LD
Instructor: Assoc. Professor, Dr. Vu Hoang Ngan
Training institution: National Economics University

New academic and theoretical contributions

Based on the theoretical approach to the Holistic Stress Model of Nelson & Simmons (2003) and the Challenge-Hindrance Framework of Cavanaugh et al. (2000), and through the analysis results of survey data from 1,071 teachers who are teaching at schools in the public education system in Vietnam, the thesis clarified the particular stressors to schoolteachers, described the extent and mechanism of stressor effects on their innovative work behavior. In particular, the mediating role of stress response was also explored in the relationship between stressors and teachers' innovation behavior.
 (1) Developing a new research model and testing this model in the context of Vietnamese secondary education, thereby confirming the view that "work stress is not always harmful", balancing a large bias in view of the harmful effects of stressors on attitudes, emotions and behaviors of schoolteachers. This result is also a new point and the focus of the thesis, suggesting to educational administrators not to try to eliminate all stressors in teachers.
(2) Affirming the mediating role of positive and negative stress responses in the relationship between stressors and teachers’ innovative work behavior. Since then, the thesis supplemented the missing empirical evidence when it comes to the need for change in the stress perception from negative to positive aspects in human resource management based on the Holistic Stress Model of Nelson & Simmons (2003). 

New conclusions and recommendations draw from the research findings 

The results of the thesis show that the stressor is not a harmful factor that needs to be completely eliminated, but it partly creates a positive stress response for teachers. Therefore, recommendations related to stressor prevention among schoolteachers should focus on the aspect of limiting hindrance stressors and increasing challenge stressors. Furthermore, if the increase in challenge stressors is balanced by more reduction in the level of the impact of the hindrance stressors, teachers’ innovative work behavior can also be improved from this strategy. Because, once making a strongly positive stress response, the impact of the challenging stressors will create excitement, stimulate teachers’ highly innovative and creative work behaviors.
From the above research results, the author made a number of recommendations focusing on two main aspects: i) Recommendation on some solutions to prevent stressors; and ii) Recommendation on some solutions to support, enhance positive stress response and minimize negative stress response from general schoolteachers.