Nghiên cứu sinh Phạm Sỹ Long bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 05/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Sỹ Long chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Viện QTKD), với đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam..
Thứ tư, ngày 28/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Viện QTKD)     Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Phạm Sỹ Long        
Người hướng dẫn 1: PGS. TS Hoàng Yến   2: TS. Lương Thái Bảo 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

-    Về lý luận, luận án (i) gắn kết Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại với hiện tượng thiên vị đầu tư cục bộ, và (ii) lý giải hiện tượng thiên vị đầu tư cục bộ như là sai lệch của Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại khi áp dụng trên thực tế do tác động của các khiếm khuyết về giả định thị trường.
-    Về học thuật, luận án bổ sung vào tổng quan nghiên cứu về hiện tượng thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) bằng một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán (TTCK) cận biên có nhiều đặc thù khác biệt trong một giai đoạn nghiên cứu có những thay đổi đáng kể về môi trường đầu tư và rào cản thể chế. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên của luận án

-    Luận án có ba kết quả nghiên cứu cơ bản là: (i) danh mục thị trường có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn danh mục đầu tư của các nhà ĐTNN; (ii) hiện tượng thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà ĐTNN là hiện hữu trên TTCK Việt Nam; (iii) tác động của các rào cản đầu tư đến thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà ĐTNN thay đổi và có xu hướng giảm theo thời gian.
-    Hàm ý chính sách của kết quả nghiên cứu bao gồm: (i) các nhà ĐTNN có xu hướng đầu tư dài hạn dựa trên giá trị nên ủng hộ chính sách mở cửa thị trường, (ii) tác động của các đặc điểm doanh nghiệp thay đổi theo thời gian chứng tỏ vấn đề thông tin bất cân xứng đã được giảm bớt và TTCK Việt Nam đã hiệu quả hơn – các chính sách mở cửa thị trường đã có được kết quả ban đầu; (iii) các đặc điểm doanh nghiệp là đại diện cho rào cản về thông tin bất cân xứng và thanh khoản, trong đó quan trọng nhất là vốn hoá thị trường và tỷ lệ lợi nhuận từ giá cổ phiếu, vẫn còn tác động có ý nghĩa thống kê đáng kể đến thiên vị đầu tư cục bộ của các nhà ĐTNN. Vì vậy, ngoài giải quyết các vấn đề liên quan đến hạn mức sở hữu nước ngoài (SHNN), cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu thông tin bất cân xứng, phát triển quy mô và tăng thanh khoản để thu hút tốt hơn nguồn vốn đầu tư danh mục nước ngoài.
-    Luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư danh mục nước ngoài đến các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp theo ba nhóm giải pháp: (i) giảm rào cản thông tin bất cân xứng cho các nhà ĐTNN (ii) phát triển quy mô và thanh khoản và (iii) giải quyết vấn đề SHNN. Theo đó, các cơ quan nhà nước cần: sớm hoàn thiện chuẩn mực kế toán theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); sắp xếp cổ phiếu niêm yết vào các nhóm để khuyến khích công bố thông tin theo chuẩn cao; chủ động thu thập, dịch và cung cấp thông tin doanh nghiệp bằng tiếng Anh; đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn; cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; phát triển Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVRD). Các doanh nghiệp cần: nâng cao tự giác và tuân thủ trong công bố thông tin vì quyền lợi cổ đông; tăng cường quan hệ nhà đầu tư theo chiến lược phù hợp; quyết định hạn chế SHNN dựa trên lợi ích chung của các cổ đông; có kế hoạch, phương án tăng tỷ lệ SHNN tối đa để đón đầu được xu thế hội nhập quốc tế.

----------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Dissertation title: Determinants of foreign investor’s home-bias in the Vietnam stock market 
Major: Business Administration (NEU Business School)     Code: 9340101
Ph.D. Candidate: Pham Sy Long            
Supervisor 1: Assoc. Prof. Dr. Hoang Yen    2: Dr. Luong Thai Bao 
Training institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions 

Firstly, the dissertation connects Modern portfolio theory (MPT) with the well-known equity home-bias phenomenon and explains home-bias as deviations from MPT when applied in practice due to the violations of market assumptions.
Secondly, the dissertation provides additional empirical evidence for the home-bias literature with a study of foreign investor’s home-bias in a frontier stock market, which has many distinctive characteristics and significant changes in the investment environment and institutional barriers.

Findings, implications, and recommendations of the dissertation  

(1)    The dissertation has three main findings: (i) the Market portfolio has influences on the portfolio selection decisions of foreign investors; (ii) foreign investor’s home-bias was present in the Vietnam stock market; (iii) the impacts of investment barriers on foreign investor’s home-bias have changed and decreased over time. 
(2)    The policy implications of the research findings include: (i) foreign investors, in general, tend to be long-term and value investors, so it supports Vietnam’s stock market opening-up policies (ii) the impacts of firm characteristics have changed over time, so it proves that asymmetric information has been lessening and the market has become more efficient – the stock market opening-up policies has achieved initial results; (iii) firm characteristics proxying for asymmetric information and liquidity such as firm size and return on stock prices still have significant impacts on foreign investor’s home-bias. Therefore, in addition to solving the issues of foreign ownership limit, State agencies and listed firms should continue minimizing asymmetric information, improving market/firm size, and enhancing liquidity to attract foreign portfolio investment.
(3)    The dissertation provides several recommendations to the state agencies and listed companies to attract foreign portfolio investment better. The recommendations are divided into three categories: (i) reducing asymmetric information barrier to foreign investors, (ii) improving size and liquidity, and (iii) solving the issues of foreign ownership limit. Accordingly, the State agencies should adopt the International Financial Reporting Standards (IFRS) to Vietnam Accounting Standards; sort listed shares into different groups to encourage voluntary information disclosure at higher levels; proactively collect, translate and provide public information in English; promote equitization and divestment; narrow down the list of conditional sectors and business lines; introduce the Non-Voting Depository Receipt (NVRD). Listed companies should enhance the self-awareness and compliance in information disclosure activities for the benefit of shareholders; strengthen investors relation according to sound strategies; make decisions related to foreign ownership limit based on the common interests of shareholders; have suitable plans and schemes to increase the foreign ownership cap to catch up with the inevitable trend of international economic integration.