Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thanh Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 11/05/2023, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Thanh Huyền, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài: Các nhân tố tác động tới cầu du lịch của khách quốc tế đến Việt Nam.
Thứ tư, ngày 15/03/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế học    Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thanh Huyền        Mã NCS: NCS36.003KTH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Các nghiên cứu về cầu du lịch trước đó chỉ sử dụng một trong hai lý thuyết: mô hình lực hấp dẫn hoặc tâm lý xã hội và phân tích một trong hai cấp độ: vĩ mô hoặc vi mô. Chẳng hạn Dritsakki (2004), Rodrigues và cộng sự (2018) phân tích các nhân tố tác động tới cầu du lịch ở cấp vĩ mô, dựa trên mô hình lực hấp dẫn. Trong khi đó, Gokovali và cộng sự (2007), Barros và cộng sự (2008) áp dụng mô hình tâm lý xã hội để phân tích cấp độ vi mô. Nghiên cứu này đã kết hợp cả mô hình lực hấp dẫn và tâm lý - xã hội để lý giải sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam ở cấp vĩ mô và vi mô. 
Ở cấp độ vĩ mô, luận án đã bổ sung thêm nhân tố mới: công nghệ thông tin, truyền thông và Internet vào mô hình lực hấp dẫn của Morley và cộng sự (2014). Khi kiểm định nhân tố khoảng cách trong mô hình lực hấp dẫn, luận án không chỉ dừng lại ở khoảng cách địa lý theo mô hình gốc của Morley và cộng sự (2014), mà có bổ sung thêm nhân tố sự tương đồng văn hóa của các nước trong cộng đồng ASEAN. Ở cấp độ vi mô, luân án án đã xây dựng thang đo cho các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Việt Nam, dựa trên lý thuyết tâm lý xã hội về quá trình ra quyết định của Schmoll (1977). 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, thông qua lý thuyết mô hình lực hấp dẫn và các phương pháp kinh tế lượng, luận án đã khẳng định công nghệ thông tin, truyền thông và Internet thực sự tác động tới cầu du lịch quốc tế.
Thứ hai, khi nghiên cứu về cầu du lịch ở cấp độ vĩ mô, nhân tố “Chính trị” thường bị loại bỏ khỏi mô hình cầu du lịch có chỉ tiêu đo lường lượt khách đến. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại chỉ ra ở cấp độ vi mô thì nhân tố này có ảnh hưởng tới độ dài thời gian lưu trú của khách.
Thứ ba, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa với các quốc gia trong khối ASEAN, đây cũng được coi là thang đo khoảng cách trong mô hình lực hấp dẫn. Nhưng trái với khoảng cách địa lý, khoảng cách văn hóa lại là tác động ngược chiều tới lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Cuối cùng, dựa vào quan điểm của các nhà quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch và nhóm khách du lịch đến Việt Nam và bộ dữ liệu khách quan của quốc tế, luận án đã xác định các nhân tố tác động tới thời gian lưu trú của khách quốc tế đến Việt Nam cũng như lượt khách đến Việt Nam một cách đa chiều.

-------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Factors affecting international tourism demand to Vietnam
Major: Economics    Mã số: 9310101
PhD student: Pham Thi Thanh Huyen        PhD student’s code: NCS36.003KTH
Instructor: Asso. Prof. Nguyen Viet Hung
Training institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions

Previous studies on tourism demand used only one of two theories: the gravitational or psychosocial model and analyzed at one of two levels: macro or micro. For example, Dritsakki (2004), Rodrigues et al. (2018) analyze the factors affecting tourism demand at the macro level, based on the gravity model. Meanwhile, Gokovali et al (2007), Barros et al (2008) apply psychosocial model to analyze the micro level. This study has combined both gravity and socio-psychological models to explain the influence of factors affecting international tourism demand to Vietnam at macro and micro level.
At the macro level, the thesis has added new factors: information technology, communication and Internet to the gravity model of Morley et al (2014). When testing the distance factor in the gravity model, the thesis not only stops at the geographical distance according to the original model of Morley et al (2014), but also adds the cultural similarity factor. countries in the ASEAN community. At the micro level, the case study has built a scale for the factors affecting the length of stay of international visitors in Vietnam, based on psychosocial theory of decision making  (Schmoll, 1977) 

New findings and proposals drawn from the research and survey results of the thesis 

Firstly, through the theory of gravity model and econometric methods, the thesis has confirmed that information technology, communication and Internet really affect international tourism demand.
Second, when studying tourism demand at the macro level, the "Political" factor is often removed from the tourism demand model with the indicator of arrivals. However, the research results show that at the micro level, this factor affects the length of the guest's stay.
Third, Vietnam has many cultural similarities with other countries in ASEAN, which is also considered a distance scale in the gravity model. But in contrast to the geographical distance, the cultural distance has the opposite effect on the number of international visitors to Vietnam.
Finally, based on the viewpoints of state managers, tourism businesses and groups of tourists to Vietnam and international objective data sets, the thesis has identified the factors affecting the travel time. accommodation of international visitors to Vietnam as well as arrivals to Vietnam in a multi-dimensional way.