Nghiên cứu sinh Phạm Văn Nam bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 10/11/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Văn Nam, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội".
Thứ hai, ngày 10/11/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

Đề tài luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)
Mã số: 62.34.04.04
Nghiên cứu sinh: Phạm Văn Nam
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Hoàng Ngân    2. TS Phạm Thị Bích Ngọc
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Các nghiên cứu trước đây về chất lượng đào tạo trình độ đại học thường được các nhà nghiên cứu tập trung ở khía cạnh đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trường đề ra, ở khía cạnh này chất lượng đào tạo được xem là chất lượng bên trong. Trong khi cách tiếp cận chất lượng đào tạo trình độ đại học thoả mãn nhu cầu của người sử dụng lao động (doanh nghiệp), ở khía cạnh này chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài, thì vẫn chỉ dừng lại ở mức "bàn". Luận án đã làm sáng tỏ các định nghĩa về chất lượng đào tạo trình độ đại học qua các cách tiếp cận khác nhau, trong đó cách tiếp cận thông qua khách hàng làm thay đổi các khái niệm truyền thống về chất lượng đào tạo trình độ đại học. 
Luận án đã chỉ ra để đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đáp ứng NCXH cần có sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để giải quyết một loạt các vấn đề cả hai phía đều quan tâm. Luận án đã đưa ra khái niệm về hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra 6 yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong đó luận án xác định được thêm một yếu tố - hợp tác với doanh nghiệp - bổ sung vào hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Hơn nữa, luận án đã đưa ra được các biến hợp tác cụ thể bao gốm: Trao đổi thông tin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính, thước đo cho các yếu tố này được phát triển mới dựa trên quá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính. Luận án khẳng định sự ảnh hưởng của các yếu tố hợp tác trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm trên 176 doanh nghiệp (thành viên của VCCI ) trên địa bàn Hà Nội  từ đó các bên liên quan thấy rõ sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Luận án cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng, được coi là động lực cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học khối kinh tế đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án xác định và chỉ ra mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, từ đó giúp nhà trường và doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố này theo tỷ lệ tác động để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, gắn chặt giữa nhà trường với doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, tham gia đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua các hợp đồng. Nhà trường coi doanh nghiệp như là những khách hàng đặc biệt, vừa tham gia tiêu dùng, vừa tham gia sản xuất. Các trường đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng với nhà trường tổ chức các diễn dàn nghề nghiệp, tuyển dụng, quảng bá thông tin tuyển dụng, đặt hàng trường đại học trong việc đào tạo.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 
 
Research Topic: Enhancing training quality at tertiary level through the cooperation between universities majoring in economics and enterprises in Hanoi.
Specific Area:   Human Resources Management (Labor Economics)
Code: 62.34.04.04
PhD student: Pham Van Nam
Supervisors: 1 - Prof. Dr. Vu Hoang Ngan                          2 - Dr. Pham Thi Bich Ngoc
 
New contributions from academic and theoretical perspectives
 
Previous researches on training quality at tertiary level are mainly focused on achieving objectives (i.e., in compliance with standards) set out by institutions, on which basis training quality is literally regarded as internal quality. Meanwhile, the training quality at tertiary level that satisfies requirements of employers (enterprises), which is essentially considered as external quality, is just limited to the “discourse”. The dissertation has shed light on various definitions surrounding training quality at tertiary level using different approaches, including customer-oriented one, which have adjusted traditional concepts regarding training quality at tertiary level. 
 
The dissertation has shown that to facilitate the training and improve quality of manpower training at tertiary level in response to society’s demands, a strong cooperation between training institutions and enterprises to address a series of issues of mutual concern. The dissertation has conceptualized the definition “cooperation between training institutions and enterprises”. Furthermore, it has also introduced six factors that have impact on quality on tertiary training that meets societal demands. In this, it has identified an additional factor – cooperation with enterprises – that is added to the prevailing factors that impact training quality already mentioned in previous studies. Moreover, it has introduced specific variables involved in such a cooperation, including, for instance: information exchange, training participation and financial support, of which the measures have been developed anew based on a through review of current literature as well as findings of qualitative research. The dissertation has confirmed the influences on cooperation factors on the basis of empirical findings collected from 176 enterprises (which are members of VCCI) in Hanoi, through which stakeholders can see clearly the needs of improving university-level training quality through the cooperation between training institutions and enterprises.
 
New suggestions drawn from research findings
 
The dissertation has established that the relationship between training institutions and enterprises is of significant importance and considered as the key motivator to enhance training quality within universities majoring in economics in response to society’s demands. It has determined and indicated the specific level of impact of individual factors on training quality, whereby to help training institutions and enterprises control the same according to their proportionate impacts for the sake of quality improvement. The State should strengthen the educational socialization, establish strong links between training institutions and enterprises in all aspects, ranging from formulation of syllabi, training contents, practical mentoring to infrastructural support through contracts. Training institutions treat enterprises as special customers who both consume products and join the production process. Universities should take a more proactive role in building relationships with enterprises. At the same time, enterprises should in collaboration with universities hold job fairs, publicize recruitment information and place training orders to universities.