Nghiên cứu sinh Phạm Văn Tuấn bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 26/11/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6,Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Văn Tuấn, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Marketing), với đề tài "Nghiên cứu tác động của sự thoả mãn đến lòng trung thành và hành vi mua lặp lại áo sơ mi may sẵn đối với người tiêu dùng đô thị Việt Nam dưới ảnh hưởng bởi sự dính líu và phong cách thời trang".
Thứ tư, ngày 26/11/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 

 
Đề tài luận án: Nghiên cứu tác động của sự thoả mãn đến lòng trung thành và hành vi mua lặp lại áo sơ mi may sẵn đối với người tiêu dùng đô thị Việt Nam dưới ảnh hưởng bởi sự dính líu và phong cách thời trang
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh (Marketing)
Mã số: 62.34.01.02
Nghiên cứu sinh: Phạm Văn Tuấn
Người hướng dẫn: 1. GS.TS Trần Minh Đạo 2. TS. Nguyễn Ngọc Quang 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Khám phá sự tác động của thoả mãn đến lòng trung thành và hành vi mua lặp lại. Các nghiên cứu trước đây chỉ mới đề cập đến sự ảnh hưởng cặp đôi. 
 
(2) Luận án đi sâu nghiên cứu tác động của sự thoả mãn đến các biểu hiện cụ thể của lòng trung thành (cam kết, tin tưởng, truyền miệng). Từ đó lại tiếp tục khám phá sâu hơn nữa mức độ tác động (chiều, mạnh,yếu) về các biểu hiện của lòng trung thành đến hành vi mua lặp lại
 
(3) Trong khi nghiên cứu các tác động trên, luận án đã đưa thêm 2 biến điều tiết là sự dính líu và phong cách thời trang. Từ đó, luận án không chỉ dừng ở việc nghiên cứu tác động của sự dính líu nói chung mà còn khám phá sâu hơn về sự dính líu dưới 2 góc độ : Sự dính líu cá nhân và sự dính trong quá trình mua.
 
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
 
(1) Đề xuất với các doanh nghiệp may định hướng phân bổ nguồn lực marketing theo thứ tự ưu tiên: Truyền miệng, cam kết và tin tưởng để từ đó củng cố lòng trung thành và thúc đẩy hành vi mua lặp lại từ phía khách hàng.
 
(2) Luận án chỉ ra cơ sở, căn cứ xác đáng để phân đoạn thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh áo sơ mi may sẵn theo các nhóm phong cách thời trang khác nhau và phân bổ nguồn lực marketing hợp lý để củng cố hành vi khách hàng theo hướng có lợi cho kinh doanh. Chẳng hạn, đối với nhóm khách hàng lựa chọn trang phục theo nhận thức công việc (nhóm 1) thì cần tập trung nguồn lực marketing nhiều hơn so với nhóm khách hàng lựa chọn trang phục theo cảm xúc (nhóm 2) vào việc thúc đẩy yếu tố truyền miệng, cam kết và tin tưởng qua đó sẽ góp phần kích thích hành vi mua lặp lại mạnh hơn.
 
(3) Luận án gợi ý các giải pháp marketing thích hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh áo sơ mi thời trang may sẵn nhằm hướng tới việc nâng cao sự thoả mãn, thúc đẩy lòng trung thành và hành vi mua lặp lại. Chẳng hạn, tạo ưu thế thương hiệu thông qua việc định vị sự khác biệt để làm tăng sự dính líu cá nhân cũng như các giải pháp nhằm kiểm soát và xử lý khủng hoảng trong truyền miệng...
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Topic: Studying customer satisfaction’s impact on customer loyalty and shirt repeating purchase behavior of urban customers in Vietnam under the influence of involvement and fashion style
Major: Business Administration (Marketing)
Code: 62.34.01.02
Extraordinary fellow: Pham Van Tuan
Supervisors : 1. Prof. Dr. Tran Minh Dao 2. Dr. Nguyen Ngoc Quang
 
New contributions in terms of theory
 
(1)Studying the impact of customer satisfaction on customer loyalty and repurchase behavior. The previous studies only mentioned the impact in pairs. 
 
(2) The thesis studies in depth the impact of customer satisfaction on the specific expressions of customer loyalty (commitment, trust, word of mouth). Since then it continues further studying the impact level (direction, strong or weak level) on the expressions of customer loyalty on repurchase behavior. 
 
(3) In studying the impacts listed above, the thesis adds two moderating variables, including involvement and fashion style. But the thesis is not limited in the study of the impact of involvement in general, but also deeply studies the involvement from two different perspectives: ego involvement and involvement in the purchase process. 
 
New contributions in terms of practice
 
(1) Proposing the strategy to allocate marketing resources for garment enterprises, in order of priority: creating word of mouth information, making and implementingcommitments and maintain trust from which reinforces customer loyalty and promotes their repurchase behavior. 
 
(2) The thesis points out accurate foundations to make market segmentation forenterprises dealing in shirtsaccording to differentfashion style groups and allocate appropriate marketing resources to strengthen customer behavior in ways that benefit the business. For example, for the group of customers choosing theircostumes based on their perspective on job (group 1), it is vital to focus more marketing resources on promoting word of mouth, commitment and trust which will contribute to stimulating repurchase behavior more strongly than that of the group of customers choosing their costumes based on emotions (group 2). 
 
(3) The thesis proposes marketing solutions suitable for enterprises dealing infashionable shirts towards enhancing customer satisfaction, promoting customer loyalty and repurchase behavior. For example, the creation of brand advantages by positioning differences is to increase ego involvement as well as measures on controlling and managing word of mouth crises.