Nghiên cứu sinh Phạm Việt Bình bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 27/03/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Việt Bình, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ".
Thứ sáu, ngày 27/03/2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Phạm Việt Bình
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Hoàng Linh,    GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
(1) Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề: (i) các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (ii) các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế địa phương và trong một vùng. Đặc biệt là hai nhân tố mới, thể chế và liên kết vùng - được chú trọng trong thời gian gần đây bởi sự phát triển của lý thuyết về kinh tế học thể chế và khoa học nghiên cứu kinh tế vùng như Iqbal và Rasli (2014) đã đề cập đến ảnh hưởng của thể chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Malaysia; Nguyễn Kế Tuấn (2016) đã đánh giá vai trò của Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam; Giyarsih (2014) đã đánh giá hiệu quả về liên kết các địa phương tại Indonesia góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành tại chính địa phương đó; và Trần Thị Thu Hương (2017) đã đánh giá các nhân tố liên kết địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
 
(2) Luận án sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và tốc độ tăng trưởng bình quân của các vùng liên kết làm chỉ báo để đánh giá ảnh hưởng của hai nhân tố mới này - chỉ số PCI đã được thừa nhận là một chỉ số đáng tin cậy, nhưng chưa được sử dụng trong các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa phương của Việt Nam đến thời điểm này và tốc độ tăng trưởng bình quân vùng là phương pháp phù hợp để đánh giá trong việc xem xét ảnh hưởng của các địa phương lên sự phát triển của các tỉnh/thành phố khác ngay trong liên kết.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng hạn chế của đầu tư công đến chuyển dịch GDP giữa các ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, mặt khác động lực từ đầu tư tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến việc dịch chuyển của lao động sang ngành có năng suất cao hơn. 
 
(2) Việc đầu tư vào khoa học công nghệ hay cải thiện năng suất lao động tác động hiệu quả đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể, trình độ khoa học và công nghệ sẽ giúp địa phương thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, bên cạnh lao động có năng suất cao sẽ giúp đáp ứng yêu cầu của quy mô sản xuất.
 
(3) Luận án đề cập đến ảnh hưởng của thể chế, chính sách, môi trường đầu tư đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cụ thể, nhìn chung các tỉnh trên địa bàn đã và đang tạo ra ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển dịch phi nông nghiệp của mình. Kết quả từ mô hình ước lượng của nghiên cứu cho thấy rằng: thể chế đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch ngành kinh tế, kể cả đóng góp GDP và lao động trong giai đoạn được nghiên cứu từ năm 2007-2017. 
 
(4) Liên kết vùng trên địa bàn còn tồn tại những khác biệt về chất, các địa phương ở khu vực liên kết các tỉnh ở Bắc Trung Bộ chưa tạo được ảnh hưởng rõ rệt như hai liên kết còn lại mà nổi bật là liên kết của các tỉnh khu vực Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
THESIS CONTRIBUTIONS
 
Research title: Factors affecting the restructuring of economic sectors in the provinces of Central Coast region
Major: Economics
PhD candidate: Pham Viet Binh
Supervisor: Assoc Prof. Dr. Dang Hoang Linh,    Prof. Dr. Nguyen Ke Tuan
Institution: National Economics University
 
Contributions to theories/methodology
 
(1) The thesis has focused on the study: (i) factors affecting the restructuring of economic sectors (ii) issues related to the transformation of the local economic sector and in a region as well. In particular, two new factors, institutional and regional links - have been emphasized recently by the development of the theory of institutional economics and regional economic research science such as Iqbal and Rasli (2014) mentioned the influence of institutions in economic sector restructuring in Malaysia; Nguyen Ke Tuan (2016) assessed the role of the State in the process of restructuring Vietnams economy; Giyarsih (2014) assessed the effectiveness of Indonesias local linkages to contribute to the sector restructuring process in that locality; and Tran Thi Thu Huong (2017) assessed local linkages in the Mekong Delta.
 
(2) The thesis uses the provincial competitiveness index (PCI) and the average growth rate of the associated regions as an indicator to assess the impact of these two new factors - the PCI index has been recognized as a reliable indicator, but has not been used in the studies of economic restructuring in the local area of Vietnam up to now and the regional average growth rate is an appropriate method in order to evaluate in considering the influence of localities on the development of other provinces/cities in the linkage.
 
New empirical findings
 
(1) The research results has shown that there is the limited effect of public investment on GDP movement. On the other hand, the motivation from private investment and foreign direct investment has positively affecting the movement of workers from lower productive sector to the more sufficient one. 
 
(2) The investment on science and technology or the improvement on labor productivity illustrated the powerful impact on the process of economic transformation. For example, the higher level of science and technology will support the locality so as to appeal the potential investors, besides high-productivity labor will boost to meet the requirements of production scale.
 
(3) The thesis deals with the effects of intitutions, policies, investment environment on the process of economic sector restructuring, in particular, the provinces have been creating a positive impact on the economy aiming to moving out the agricultural sector. The results from the estimation model of the study show that institutions contributed positively to the economic sector transition, including the contribution of GDP and labor in the studied period from 2007-2017.
 
(4) Regional linkages still exist in term of quality differences. The localities in the region linking provinces in the North Central region have not made an apparently impact as the other two linkages, notably the links between Thua Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai.