Nghiên cứu sinh Phan Thanh Đức bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h ngày 10/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Thanh Đức, chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài "Nghiên cứu phát triển quy trình quản lý tiến trình nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Việt Nam".
Thứ hai, ngày 09/03/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu phát triển quy trình quản lý tiến trình nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chuyên ngành:   Hệ thống thông tin quản lý              
Mã số: 62340405
Nghiên cứu sinh:  Phan Thanh Đức
Người hướng dẫn: (1) PGS. TS. Nguyễn Văn Vỵ  (2) PGS. TS. Trần Thị Song Minh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

-    Luận án đã phát hiện sáu bài toán cơ bản đối với việc ứng dụng quản lý tiến trình nghiệp vụ (Business Process Management - BPM) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ cho tổ chức. Đó là: 1. Bài toán về năng suất, chất lượng (chuyên môn hóa, tự động hóa và đồng bộ hóa); 2. Bài toán mô tả, chuẩn hóa và tổ chức lưu trữ (quy trình nghiệp vụ); 3. Bài toán xây dựng quy trình (phát triển và tích hợp); 4. Bài toán vận hành và giám sát (hoạt động); 5. Bài toán chẩn đoán, hoàn thiện, tái thiết kế; 6. Quản trị sự thay đổi và tri thức.

-    Luận án đề xuất quy trình BPM trong lĩnh vực ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận tiến trình. Quy trình đề cập tới các hoạt động 1. Khởi tạo (phân tích - thiết kế); 2; Tích hợp (tích hợp - lưu trữ); 3; Giám sát - Hoàn thiện. Quy trình là hoàn toàn mới vì làm theo cách tiếp cận mới, xây dựng trên cơ sở các phương pháp và các công cụ mới. Quy trình cũng đã được thực nghiệm bằng việc tin học hóa một số nghiệp vụ ngân hàng: quy trình tin học hoá nghiệp vụ; quy trình khởi tạo khoản vay và quy trình thẩm định giá.

-    Luận án đã xác định và trình bày phương pháp luận (methodology) cho hoạt động tin học hóa nghiệp vụ ngân hàng theo định hướng tiến trình, đề xuất phương pháp (method) và công cụ (tools) triển khai việc quản lý quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng.

-    Luận án đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực hệ thống thông tin (tích hợp, lưu trữ, giám sát, khai phá quy trình) để hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nghiệp vụ trong các tổ chức theo hướng sử dụng công nghệ mới.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

-    Luận án đã phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý quy trình hoạt động và tin học hóa nghiệp vụ ngân hàng trên các mặt tổ chức, quản lý, định hướng và ứng dụng công nghệ. Từ đó, đưa ra giải pháp cụ thể bằng việc lựa chọn ngôn ngữ mô hình hóa, đánh giá các hệ BPMS và xây dựng quy trình BPM. Luận án đề xuất việc sử dụng ngôn ngữ BPMN cho việc mô hình hóa nghiệp vụ và làm rõ sự phù hợp của giải pháp IBM-BPMS trong quản lý quy trình hoạt động tại ngân hàng.

-    Dựa trên các kiến thức, công nghệ và công cụ được trình bày trong luận án, tác giả đề xuất  việc xây dựng các chương trình đào tạo và tư vấn về BPM, BPMN và BPMS nhằm hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ.

-    Vì tin học hóa nghiệp vụ là bài toán chung cho mọi tổ chức/doanh nghiệp, nên tác giả đề xuất việc điều chỉnh và mở rộng quy trình BPM để áp dụng cho các hoạt động nghiệp vụ ở các lĩnh vực khác mà bản chất hoạt động là các quá trình thông tin (đầu vào, đầu ra và các xử lý là thông tin) như các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis: Study and develop the business process management procedure in Vietnam’s commercial banking sector
Major: Management Information System
Code: 62340405
Doctoral Candidate: Phan Thanh Duc
Instructors: (1) Asso. Prof. Dr. Nguyen Van Vy      (2) Asso. Prof. Dr. Tran Thi Song Minh

New contribustions on academic and argument aspects

- This thesis has found out six basic problems for applying the business process management (BPM) to improve business activity performance for organization. They are: 1. Quality and productivity (specialization, automation and synchronization); 2. Description, standardization and repository (business processes); 3. Business process establishment (development and integration); 4. Operation and monitoring; 5. Diagnosis, completion and re-design; 6. Knowledge and changes management.

- This thesis also propose BPM procedure in commercial banks under “process approach”. The process mentions the activities. 1. Origination (analysis – design); 2. Integration (integration – repository); 3. Monitoring – completion. Procedure is extremely new because it is conducted under new approach basing on new methods and tools. This procedure is also experimented by computerizing some banking business processes: business computerization procedure (product and service development); loan originating procedure and valuation procedure.

- The thesis has identified and presented “process orientation” methodology for computerizing banking business processes. The thesis also proposes methods and tools to implement BPM in the banking sector.

- Thesis has opened the new research direction in information systems (integration, repository, monitoring and process mining) to complete and improve the business management capacity in organizations in way of using new technology.

New recommendations and findings withdrawn from research results of this thesis

- This thesis has determined the shortcomings in management of operating procedure and banking business computerization in term of organization, management, orientation and technological applications. The specific solution shall be then proposed be selecting the business process modeling language, evaluating the business process management system and establishing BPM procedure. The thesis has proposed to use the BPMN language for modeling business process and clarified the conformity of IBM-BPMS solution to activity procedure management at banks.

- Basing knowledge, technology and tools stated in this thesis, researcher has proposed to establish the training and consultancy programs on BPM, BPMN and BPMS to support organizations/enterprises to improve the management capacity and restructure the business process.

- Business computerization is the common problem for all organizations/enterprises, therefore although BPM procedure is proposed to banking sector, it can however be modified and enlarged (organization and management factors) to apply for other sectors that are information processes (input, output and information handling) such as banking business activities.