Nghiên cứu sinh Phan Thị Linh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/04/2015 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Thị Linh, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, đề tài "Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam".
Thứ năm, ngày 26/03/2015

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 
Đề tài luận án: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số:62340201
Nghiên cứu sinh: PHAN THỊ LINH
Người hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
 
Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, tác giả đưa ra quan điểm về dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) ngân hànglà những dịch vụ có thu phí của ngân hàng; quan điểm về phát triển DVPTD ngân hàng (phát triển DVPTD theo chiều sâu và phát triển DVPTD theo chiều rộng).
 
Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển phát triển DVPTD: (1) Chỉ tiêu định lượng: Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ DVPTD; Thị phần và số lượng khách hàng sử dụng DVPTD tăng hàng năm; Mức tăng số lượng DVPTD; Tỷ trọng sử dụng DVPTD; Mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối hiện đại; Chi phí đầu tư vào DVPTD. (2) Chỉ tiêu định tính: An toàn trong cung cấp DVPTD; Mức độ hài lòng của khách hàng về DVPTD; Khả năng cạnh tranh của ngân hàng cung cấp DVPTD.
 
Thứ ba: Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển DVPTD của ngân hàng thương mại bao gồm: (1) Các nhân tố bên ngoài ngân hàng: Môi trường chính trị, pháp lý và hệ thống cơ quan quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của ngân hàng; Kỹ thuật công nghệ; Các đối thủ cạnh tranh; Nhu cầu của khách hàng; Mở cửa hội nhập trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; (2) Các nhân tố bên trong ngân hàng: Nguồn nhân lực; Quy mô và năng lực tài chính; Chất lượng dịch vụ; Chính sách khách hàng; Trình độ công nghệ; Hoạt động marketing; Mạng lưới kênh phân phối; Mục tiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng; Rủi ro trong hoạt động DVPTD ngân hàng; Uy tín và thương hiệu của ngân hàng; Năng lực quản trị điều hành; Năng lực quản trị rủi ro; Hệ thống thông tin khách hàng.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
 
Thứ nhất:Qua phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp về chi phí đầu tư DVPTD giai đoạn 2000 -2013, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS để đưa ra hàm hồi quy biểu diễn sự biến thiên vào chi phí đầu tư DVPTD của lợi nhuận ngân hàng. 
 
F(x):Lợi nhuận= 0.089- Chi phí+ 15.122*Chi phí 2- 29.969*Chi phí 3
 
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu mức chi phí đầu tư vào DVPTD hàng năm ở mức 30% thì lợi nhuậnngân hàng sẽ đạt cực đại bằng 34%. Thông qua khảo sát ý kiến của các nhân viên ngân hàng thương mại nhà nước về mức chi phí đầu tư vào DVPTD trên tổng thu nhập của ngân hàng thì có đến 92% chọn mức 30%-40%. Từ đó cho thấy việc đầu tư vào DVPTD hàng năm ở mức 30%/ Tổng thu nhập là hợp lý và cần thiết.
 
Thứ hai: Qua phân tích, đánh giásố liệu thứ cấp kết quả khảo sát từ nhân viên ngân hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD như: Nguồn lực ngân hàng; Mạng lưới kênh phân phối; Chất lượng dịch vụ; Chính sách khách hàng; Hoạt động quảng cáo, tiếp thị; Uy tín và thương hiệu ngân hàng; Năng lực quản trị điều hành; Mục tiêu, chiến lược phát triển thì các nhân tố này có tác động thuận chiều với phát triển DVPTD.
PTDVPTD= 0.370*Uy tín thương hiệu+ 0.340* Mạng lưới phân phối+ 0.339* Quảng cáo tiếp thị+ 0.321* Mục tiêu Chiến lược+ 0.319* Nguồn lực ngân hàng+ 0.318* Năng lực quản trị+ 0.316* Chất lượng dịch vụ+ 0.282* Chính sách khách hàng.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------------
 
NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS
 
Thesis subject: Developing non-credit service of Vietnam state-owned commercial banks
Majority: Finance-banking
Code number:62340201
Research student: PHAN THI LINH
Instructor: ASS Prof., Dr. NGUYEN THI BAT
 
New contributions in terms of academy, theory
 
Firtsly,on the base of the theory of bank service, the author raises his view on the non-credit bank service as the chargeable services of the banks; view on the development of non-credit bank service (Extensive and intensive development of non-credit bank service)
 
Secondly, the author gives two groups of targets to assess the development of non-credit service: (1) Quantitative targets: Growth of increase in sales and income from non-credit service; Annual increase in market share and the number of customers using non-credit service; Increase the number ofnon-credit services; The proportion using non-credit service; growth is the number of modern distribution channels; Investment cost in non-credit service. (2)Qualitative targets: Safety in providing non-credit service; Customer’s satisfaction aboutnon-credit service; Competitiveness of banks providing non-credit service.
 
Thirdly: The thesis is also focused on clarifying the factors affecting the development of non-credit service of the commercial banks, including: (1)The external factors of the banks: Political environment, legality and system of state management agencies for bank activities; Demand of customers; The development of technology; Competitors; Opening and integration in the field of finance and banking. (2)Internal factors of the banks: Human resources; Quality of Service; Financial capability and size; Customer policies; Technological level; Risks in activities of non-credit bank service; Marketing activities; Distribution network; Reputation and brand of the banks; management capicibility, targets and strategies of the banks
 
New findings and proposals drawn from the survey results of the thesis:
 
Firstly: Through analysis and evaluation of secondary source on investment cost of non-credit service in the period of 2000 -2013, the author uses regression analysis using SPSS software to make regressionfunction representing the variation in investment cost of non-credit service of the banking profit. 
 
F(x):Profit= 0.089- Cost+ 15.122*Cost2- 29.969*Cost3
 
The survey results show that if the annual investment cost in non-credit service is at 30%, the bank will gain maximum profitability at 34%. Through surveys of the state-owned commercial bank staffs about the investment cost in non-credit service in the total income of the banks, there are up to 92% staffschosing the level of 40%-30%. It suggests that annual investment in non-credit service at 30% in the total income is reasonable and necessary.
 
Secondly: Through analysis and evaluation of secondary sourceand survey results from bank staffs about the factors affecting the development ofnon-credit servicesuch asbank resources; Networks of distribution channels; Quality of Service; Customer policies; Advertising and marketing activities,; Reputation and brand of the banks; Management capacity; Goals and strategiesof the development, these factors can positively impact on the development of non-credit service.
The development of non-credit service = 0.370*Brand reputation+ 0.340* Networks of distribution channels + 0.339* Advertising and marketing activities + 0.321* Goals and strategies + 0.319* Bank resources + 0.318* Management capacity + 0.316* Quality of Service + 0.282* Customer policies.