Nghiên cứu sinh Phan Trọng Nghĩa bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/06/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Trọng Nghĩa, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam".
Thứ hai, ngày 17/06/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng           
Nghiên cứu sinh: Phan Trọng Nghĩa            
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ     2. TS. Đặng Tùng Lâm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án
 
Thông qua nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu (Stock Price Synchronicity – SYNCH) trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt giai đoạn 11 năm (từ 2007 tới 2017) với mẫu nghiên cứu là 808 công ty, Luận án đã cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu về SYNCH tại các quốc gia đang phát triển. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và SYNCH tại các quốc gia đang phát triển một lần nữa được củng cố thông qua các minh chứng mà Luận án đã nghiên cứu điển hình tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thêm vào đó, SYNCH cũng được nghiên cứu trong mối quan hệ với 07 nhân tố vi mô mang tính chất đặc thù của doanh nghiệp, bao gồm: (i) Qui mô công ty (MV), (ii) Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), (iii) Hệ số đòn bẩy (LEV), (iv) Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MB), (v) Giao dịch cổ phiếu (Turnover), (vi) Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu (Ret12), (vii) Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu (StdRet). 
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án
 
Sử dụng 7.681 quan sát và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, Luận án đã chỉ ra rằng:
 
(1)Giống như nhiều nước đang phát triển khác, thị trường chứng khoán Việt Nam tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu (giá trị ước lượng là: -2,688). Nói cách khác, biến động giá cổ phiếu tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các thông tin vĩ mô chung của toàn thị trường và ít phản ánh các thông tin thuộc về đặc thù của các công ty.
 
(2)Trong mối tương quan với mức độ đồng biến động giá cổ phiếu, mức độ sở hữu Nhà nước có mối quan hệ thuận chiều trong khi đó mức độ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và sở hữu cổ đông lớn có mối quan hệ ngược chiều.
 
(3)07 biến kiểm soát thuộc về đặc thù công ty được chia làm ba nhóm: (i) Nhóm các nhân tố có mối quan hệ cùng chiều với mức độ đồng biến động giá cổ phiếu bao gồm: Qui mô công ty, Giao dịch cổ phiếu, Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu; (ii) Nhóm các nhân tố có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đồng biến động giá cổ phiếu bao gồm: Lợi nhuận trên tổng tài sản, Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu; (iii) Nhân tố “Hệ số đòn bẩy” không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu.
 
Với những bằng chứng thực nghiệm cụ thể về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và SYNCH tại Việt Nam. Luận án đã đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó nhấn mạnh, xét ở góc độ cấu trúc sở hữu, các doanh nghiệp Việt Nam nên giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, tăng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn đồng thời khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, các đề xuất cụ thể cũng được trình bày cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm các cơ quan quản lý thị trường, các công ty niêm yết và nhà đầu tư.
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
 
Dissertation title: Research on the stock price synchronicity of listed companies in the Vietnamese stock market
Faculty: Finance-Banking        
PhD candidate: Nghia, Phan Trong
Supervisors: 1. Assoc. Prof., Dr. Hue, Nguyen Thi Minh 2. Dr. Lam, Dang Tung
Institution: National Economics University
 
Theoretical contributions of the dissertation
 
By examining the stock price synchronicity (SYNCH) in the Vietnamese stock market during the period of eleven (11) years from 2007 to 2017 for eight hundred and eight (808) companies, the dissertation has provided additional empirical evidence in SYNCH research for developing countries. The theoretical relationship between the ownership structure and SYNCH in developing countries is therefore strengthened once again based on the additional evidencefound in this dissertation for the Vietnamese stock market. In addition, SYNCH has also been showed to be associated with seven (07)firm-specific factors including: (i) Company size (MV), (ii) Return on assets (ROA), (iii) Leverage (LEV), (iv) Market value on Book value (MB), (v) Stock turnover (Turnover), (vi) Annual rate of return for stocks (Ret12), (vii) Instability of stock returns (StdRet).
 
Findings and implications of the dissertation
 
By using the panel dataset for 7,681 observations and fixed effect specification, the dissertation has shown that:
 
(1)Like many other developing countries, there is stock price synchronicity (with estimated value of -2.688) in the Vietnamese stock market. In other words, the stock price fluctuationsin Vietnam are influenced by macro information of the whole market but reflect little the information on company characteristics.   
 
(2)The stock price synchronicity is positively associated with the level of state ownership while negatively associated with the ownership level of foreign investors and major shareholders.   
 
(3)Seven (07) control variables proxied for firm characteristics are divided into three groups: (i) Factors are positively related to SYNCH, including: Company size (MV), Stock turnover (Turnover), Instability of stock returns (StdRet); (ii) Factors are reversely related to SYNCH, including: Return on assets (ROA), Market value on Book value (MB), Annual rate of return for stocks (Ret12); (iii) “Leverage” is statistically in significant.
 
With specific empirical evidence of the relations between the ownership structure and SYNCH in Vietnam, the dissertation has proposed a number of suggestions and recommendations in order to limit the stock price synchronicity in the Vietnamese stock market. It is emphasized, in terms of the ownership structure, that Vietnamese enterprises should reduce the level of state ownership and increase that of the major share holders as well as encourage the participation of foreign investors. Based on that, specific recommendations have been accordingly proposed to all of the market participants, including market regulators, listed companies and investors.