Nghiên cứu sinh Phan Văn Cương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 19/07/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phan Văn Cương chuyên ngành Toán kinh tế, với đề tài: Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số.
Thứ hai, ngày 13/06/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Sử dụng phương pháp mô hình hóa đánh giá tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số
Chuyên ngành:  Kinh tế học (Toán kinh tế)                             Mã số: 9310101
Nghiên cứu sinh:        Phan Văn Cương   
Người hướng dẫn:      PGS.TS. Ngô Văn Thứ 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Thông qua điển hình Chương trình 135, luận án đã tập trung phân tích định lượng tác động của chính sách giảm nghèo đến hộ gia đình người dân tộc thiểu số, với ba chỉ tiêu chính bao gồm: (i) thu nhập; (ii) tiếp cận giáo dục; và (iii) tiếp cận y tế. Từ đó cung cấp một góc nhìn toàn diện về vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đời sống của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

(2) Luận án đã phân tích tác động của giáo dục đến khả năng hấp thụ của các hộ dân tộc thiểu số trước các chính sách giảm nghèo. Điều này giúp cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong thiết kế chính sách, để qua đó nâng cao tính hiệu quả của các chương trình giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

(3) Khác với các nghiên cứu trước cùng chủ đề, luận án sử dụng phương pháp kinh tế lượng với số liệu mảng. Đây là phương pháp có thể thích hợp để đánh giá tác động chính sách, đồng thời đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Ngoài ra, việc sử dụng biến tương tác giữa biến chính sách với các biến nhân tố trong mô hình kinh tế lượng là một lợi thế để làm rõ sự khác biệt trong khả năng hấp thụ chính sách giữa các nhóm thụ hưởng, do đó phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Chính sách giảm nghèo có tác động tích cực đến thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Điều đó cho thấy, các chương trình giảm nghèo của Chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng để cải thiện thu nhập và giảm nghèo đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số.

(2) Chính sách giảm nghèo có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận giáo dục và tiếp cận y tế của các hộ dân tộc thiểu số. Điều đó cho thấy ảnh hưởng bao trùm và toàn diện của chính sách giảm nghèo lên mọi khía cạnh của đời sống người dân tộc thiểu số, góp phần làm giảm khoảng cách phát triển giữa người dân tộc thiểu số so với các nhóm dân số còn lại.

(3) Tác động của chính sách giảm nghèo có sự khác biệt đáng kể giữa các hộ dân tộc thiểu số, trong đó các hộ có thu nhập càng cao thì tác động này cũng càng lớn. Từ đó cho thấy các nhóm thu nhập thấp có ít khả năng hơn để tiếp cận chính sách, do đó cần có các biện pháp trợ giúp phù hợp, chẳng hạn như hỗ trợ vay vốn sản xuất, để cải thiện khả năng thụ hưởng chính sách của các nhóm này, qua đó làm tăng hiệu quả thực thi chính sách.

(4) Học vấn không chỉ ảnh hưởng tích cực lên thu nhập mà còn giúp cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ của người dân tộc thiểu số đối với chính sách giảm nghèo. Do vậy, đầu tư cho giáo dục cần được quan tâm hơn nữa trong các chương trình giảm nghèo của Chính phủ để giúp cải thiện khả năng hấp thụ chính sách, cũng như gia tăng chất lượng nguồn nhân lực của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

--------------

THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS 

Title: Using modeling approach to evaluate impacts of poverty reduction policy on households of ethnic minorities 
Specialization:           Mathematical Economics                             Code: 9310101
PhD candidate:        Phan Văn Cương  
Supervisor:      Aso. Pro, Dr. Ngô Văn Thứ 

Academic and theoretical contributions 

(1) Based on project 135-a typical program, the thesis focused on quantitative analysis into impacts of poverty reduction policy on households of ethnic minorities. The three major indicators were comprised of (i) income; (ii) education access; and (iii) healthcare access. Then, it provided a comprehensive perspective into the role of poverty reduction policy for ethnic minorities in Vietnam.

(2) The thesis discussed impacts of education on capacity of ethnic minorities in absorbing poverty reduction policy. This would help in supplying scientific basis for managers to design appropriate policies so that poverty reduction programs for ethnic minorities in Vietnam can be more effective.

(3) Unlike previous studies in the same field, the thesis used econometrics with panel data. This is a suitable method to evaluate impacts of the policy as well as assure reliability of collected data. Also, the usage of interactive variables between policy and elements of econometrics was an advantage to clarify the difference in absorptive capacity between perceived groups. So, it was appropriate.

New identification and proposals based on thesis’s findings 

(1) Poverty reduction policy had positive impact on income of ethnic minorities’ households in Vietnam. This revealed that poverty reduction programs by the Government played an important role in improving income of ethnic minority community.

(2) Poverty reduction policy had positive impact on the access to education and healthcare of ethnic minorities’ households. This proved comprehensive influence of poverty reduction policy on all aspects of minorities’ life, which contributed to reducing the gap between ethnic minorities and the rest communities.

(3) Different ethnic minorities perceived impacts from poverty reduction policy in different ways. In particular, the higher income a household had, the more impact it would absorb from the policy. So, households with low income would be less capable of getting access to the policy. As a consequence, there should be supporting measures like lending capital for production so that absorptive capacity can be improved and policy implementation can be more effective.

(4) Education background would not only have positive impact on income raise but also help in considerably improving absorptive capacity of ethnic minorities. Therefore, in Government’s poverty reduction programs, there should be more attention to investment in education so that there can be more improvement in absorptive capacity of policy and increase in human resource quality of ethnic minorities in Vietnam.