Nghiên cứu sinh Phitsanoukone Phonevilaysack bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 27/01/2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phitsanoukone Phonevilaysack, chuyên ngành Kinh tế quốc tế, với đề tài "Phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào"
Thứ sáu, ngày 24/12/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế    Mã số: 9310106
Nghiên cứu sinh: Phitsanoukone Phonevilaysack        Mã NCS: NCS36.027DN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

    Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của một quốc gia; chỉ rõ sự cần thiết phải phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của Lào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, luận án đã xác định được 3 nhóm tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững xuất khẩu điện năng trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

    Trên cơ sở lý luận, luận án sử dụng 3 nhóm tiêu chí để phân tích thực trạng phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của Lào thời gian qua. Kết quả chỉ ra rằng, xuất khẩu điện năng của Lào đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng thu nhập, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, xuất khẩu điện năng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, phát triển xuất khẩu điện năng của Lào vẫn chưa bền vững, còn tồn tại những hạn chế, đó là: Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, hiệu quả thực thi chính sách hỗ trợ còn hạn chế; quy hoạch phát triển ngành điện chưa rõ ràng; chính sách phát triển thị trường tiêu thụ/xuất khẩu điện năng còn hạn chế; thực thi chính sách phát triển năng lượng mới, tái tạo còn gặp nhiều khó khăn; chính sách đầu tư hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo.
    Nguyên nhân chủ yếu gây ra những hạn chế trên bao gồm: Thiếu thông tin về chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp và người dân; khả năng huy động vốn cho các dự án năng lượng tái tạo còn hạn chế; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; chưa khai thác tốt các thị trường xuất khẩu điện năng tiềm năng trong khu vực; nguồn nhân lực trong ngành điện còn yếu và thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao; chất lượng hệ thống lưới điện chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu an toàn và không ổn định; thiếu cơ chế và công cụ giám sát, đánh giá và nguồn nhân lực thực thi giám sát, quản lý phát triển bền vững xuất khẩu điện năng.
    Luận án đã đề xuất 4 quan điểm phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của Lào, đó là phát triển bền vững xuất khẩu điện năng: nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội; trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái; trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, có tính đến các cam kết khu vực và quốc tế; trên cơ sở huy động được tối đa các nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức nước ngoài. 
    Luận án đề xuất 8 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của Lào trong thời gian tới. Trong đó có 5 giải pháp mang tính đột phá, đó là: (i) Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để định hướng và hỗ trợ xuất khẩu điện năng theo hướng phát triển bền vững; (ii) Tăng cường đầu tư phát triển năng lượng mới và tái tạo, nguồn lưới điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện phục vụ xuất khẩu; (iii) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện; (iv) Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về điện năng xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; (vi) Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
    Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương của Lào, góp phần phát triển bền vững xuất khẩu điện năng của Lào trong thời gian tới.

-------------------------------
THE NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Sustainable electricity export development of the Lao People's Democratic Republic
Major: International economic    ID: 9310106
PhD Candidate: Phitsanoukone Phonevilaysackitsanolaysack              PhD Candidate ID: NCS36.027DN
Supervisor: Associate Prof.Ph.D Ngo Thi Tuyet MaiPpgsGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai 
Training unit: National Economics University

New academic and theoretical contributions

The thesis has systematized and further clarified basic theories on sustainable development and sustainable electricity export development of a country; pointed out the necessity for sustainable development of Laos' electricity exports in the context of more and more deepening and extentive international economic integration. Especially, the thesis has identified 3 groups of criteria to evaluate the sustainable electricity export development in terms of economic, social and environmental aspects.

New findings and proposals withdrawn from the research and survey results of the thesis

On the theoretical basis, the thesis uses 3 groups of criteria to analyze the situation of sustainable electricity export development of Laos over the past time. The results indicate that Laos' electricity export has made an important contribution to the country's export growth, is the main driving force of economic growth, and contributes to macroeconomic stability; increase income, create jobs and protect the ecological environment; contribute to promoting research and application of scientific and technological achievements to electricity production and export. However, regarding the overall scope, the electricity export development of Laos is still not sustainable, there are still shortcomings, which are: The legal system is still not complete, the effectiveness of the implementation of support policies is still limited; the electricity sector development planning is not clear; the policy of developing the electricity consumption/export market is still limited; implementation of policies on development of new and renewable energy still faces many difficulties; the investment policy on the power grid system has not satisfied the requirements; the inspection and checking are still overlapping.
The main causes of the above shortcomings include: The shortage of information on Government's supportive policies for businesses and residents; limited competency to raise capital for renewable energy projects; infrastructure is still weak; potential export markets for electricity in the region have not been well exploited; human resources in the electricity sector are still weak and there is a shortage of highly qualified staff; the quality of the power grid system has not satisfied the requirements, is still unsafe and unstable; the shortage of mechanisms and tools to monitor and evaluate and human resources for the sustainable electricity export development supervision and management as well.
The thesis has proposed four perspectives for the sustainable development of Laos' electricity export, which is the sustainable electricity export development: to contribute to the realization of social objectives; on the basis of rational exploitation of natural resources and ecological environment protection; on the basis of the State's supportive policies in line with the sustainable development strategy, taking into account regional and international commitments; on the basis of mobilizing domestic resources to the maximum, meanwhile taking advantage of the assistance of foreign organizations.
The thesis proposes 8 main groups of solutions to sustainably develop Laos' electricity export in the coming time. Of which, there are 5 breakthrough solutions, which are: (i) Perfecting the legal policy system to orient and support electricity export towards sustainable development; (ii) Increasing investment in the development of new and renewable energy, power grid, power transmission and distribution system for export; (iii) Training highly qualified human resources for the power sector; (iv) Developing a system of national standards on export electricity in line with international standards; (vi) Enhancing inspection, checking, supervision and international cooperation on environmental protection. The research results of the thesis will contribute to serving the State management work and administration of state management agencies from central to local levels of Laos, contributing to the sustainable electricity export development of Laos in the coming time.