Nghiên cứu sinh Phùng Chí Cường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 22/06/2021 tại Phòng Hội thảo G01 Nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Chí Cường, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ cao - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc".
Thứ năm, ngày 13/05/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting

Join on your computer or mobile app

Click here to join the meeting
----------------------------------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tốc độ cao - Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu sinh: Phùng Chí Cường
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Khôi, TS. Phạm Lan Hương

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Từ khung lý thuyết chung về phát triển nông nghiệp bền vững,về công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), luận án đã cập nhật, bổ sung và cụ thể hóa cơ sở lý thuyết cho phân tích, đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH tốc độ cao ở Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc riêng, với các điểm mới sau:
(1) Phát triển nông nghiệp bền vững có nội dung rộng cả trên phương diện vĩ mô và vi mô, chịu sự tác động của CNH, HĐH đặc thù do tốc độ cao và theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Phát triển nông nghiệp bền vững trong điều kiện CNH, HĐH cao có nhiều đặc điểm đặc thù, do sự tác động của CNH, HĐH đòi hỏi phải có sự quy hoạch bài bản, tổ chức đồng bộ và kiên quyết, nhất là trong xử lý các quan hệ lợi ích.(2) Phát triển nông nghiệp bền vững, theo nghĩa của sự phát triển cần giải quyết tốt các mối quan hệ về lợi ích giữa trước mắt và lâu dài, giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa kinh tế với xã hội và môi trường, giữa các nhóm lợi ích.(3) CNH, HĐH là một trong các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp bền vững, ngoài ra còn hệ thống các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác cần phải xem xét.(4) Đánh giá phát triển bền vững không chỉ thể hiện qua các chỉ tiêu kết quả của phát triển nông nghiệp mà còn qua các chỉ tiêu về sự tác động của CNH, HĐH đến phát triển nông nghiệp bền vững, qua đó tìm ra những tác động tích cực để khai thác và các tác động tiêu cực để hạn chế.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án

Luận án đã tổng kết kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các địa phương có tốc độ CNH, HĐH cao ở trong và ngoài nước; rút ra các bài học có thể ứng dụng cho phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc - địa phương có tốc độ CNH, HĐH so với các địa phương khác trong cả nước.
Phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc trong tiến trình CNH, HĐH của Tỉnh đã đạt được những thành tựu bước đầu, với tốc độ tăng trưởng nông nghiệp khá cao, các nguồn lực từng bước đã được khai thác hiệu quả hơn; các tác động của CNH, HĐH hóa đã được nhận thức theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, sự phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc phần nhiều còn mang tính bị động, tự phát và ở phạm vi hẹp. Nhìn chung nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc phát tiển chưa bền vững, với mức tăng trưởng không ổn định, có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây và còn lệ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu, chịu tác động tiêu cực lớn từ dịch, bệnh
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết và lợi ích lâu dài của phát triển nông nghiệp bền vững; Thực hiện quy hoạch, rà soát quy hoạch và bố trí sản xuất theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững; Đẩy nhanh tiến độ triển khai phát triển nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng hệ thống hạ tầng nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững; đổi mới và hoàn thiện các giải pháp và chính sách; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề về thị trường và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ và quản lý của nhà nước đối với phát triển nông nghiệp bền vững.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Sustainable agricultural development in the conditions of high-speed industrialization and modernization - Case study of Vinh Phuc province. 
Training facility: National Economics University

- New academic and theoretical contributions: 

The thesis has built a general theoretical framework for sustainable agricultural development, thereby updating, supplementing and concretizing the theoretical basis for analysis and assessment of sustainable agricultural development in the conditions of high-speed industrialization and modernization in Vinh Phuc province in Vietnam with the following new points:
 (1) Sustainable agricultural development is the trend of most countries in the world, including Vietnam. That stems from the characteristics of agriculture, from the preeminence of sustainable agricultural development and from the current situation of using resources in agricultural production.
 (2) Sustainable agricultural development is implemented at two levels: macro management and agribusiness activities in agribusiness establishments, with the contents both having a wide vision over time and space; and are shown in detail in each economic activity, technique and agricultural organization.
 (3) In the conditions of high-speed industrialization and modernization, sustainable agricultural development is strongly influenced, making a difference and setting specific requirements. High-speed industrialization and modernization have become one of the most powerful factors affecting the sustainable agricultural development; creating a social and economic infrastructure system that spreads to the development of high-tech agriculture in two strong positive and negative directions, which requires full awareness and effective exploitation.
 (4) To assess sustainable agricultural development in the conditions of high-speed industrialization and modernization, in addition to the system of indicators of economic, social and environmental sustainability, it also assesses the impact of high-speed industrialization and modernization on agricultural outcomes to clearly see the extent of exploitation or limitation of those effects.

- Practical contributions:

 (1) The thesis has summarized experiences of sustainable agricultural development in localities with high-speed industrialization and modernization of some countries, foreign territories, some localities in the country; drawing some lessons that can be applied to sustainable agricultural development in Vinh Phuc province.
 (2) Researching the current situation of Vinh Phuc province, the thesis concludes that: Although the sustainable agricultural development of Vinh Phuc province has been noted in and has achieved initial results, many contents of sustainable agricultural development have not been fully implemented, the sustainability is still poor, the positive impacts of high-speed industrialization and modernization have not been fully and effectively exploited; Negative impacts have not been controlled, affecting much the sustainability of agriculture.
 (3) In order to promote the development of high-tech agriculture in Vinh Phuc province in the period of 2021-2030, it is necessary to combine propaganda with strict handling of land and environmental violations affecting sustainable agricultural development; implementing planning, reviewing planning and arranging production towards sustainable agricultural development; to develop science and technology research and application and accelerate the development of high-tech agriculture; building rural infrastructure systems; renewing and perfecting land policies and solutions; Promote training of human resources; market solutions for sustainable agricultural development; Strengthen the Party's leadership, state support and management for sustainable agricultural development.