Nghiên cứu sinh Phùng Tất Hữu bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 03/12/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Phùng Tất Hữu, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, với đề tài "Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng".
Thứ bảy, ngày 02/11/2019


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Khai thác các công trình hạ tầng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới vào phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Nghiên cứu sinh: Phùng Tất Hữu            
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Khôi.
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

- Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Nghiên cứu khai thác các công trình hạ tầng vào phát triển kinh tế - xã hội, luận án có các điểm mới sau:
 
(1) Các công trình hạ tầng nông thôn có đặc điểm riêng về tính địa phương và tính xã hội hóa cao, có quy mô nhỏ và là các công trình ở cuối cấp của hệ thống hạ tầng quốc gia... Các công trình hạ tầng của Chương trình xây dựng NTM, có tính đồng bộ, vì vậy có tác động nhanh, mạnh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
 
(2) Khai thác các công trình hạ tầng nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế, tổ chức và kỹ thuật để đưa các công trình vào hoạt động một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, địa bàn nông thôn nói riêng phù hợp với hệ thống các công trình hạ tầng đã xây dựng trong những giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định. 
 
(3) Nội dung khai thác các công trình gồm: Xác định và lựa chọn mô hình; Xây dựng các quy chế khai thác; Tổ chức khai thác các công trình; Bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng. Cần đánh giá khai thác các công trình theo 2 cấp độ: Đánh giá kết quả sử dụng các công trình hạ tầng nông thôn và đánh giá tác động của khai thác các công trình đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
 
- Những đóng góp từ nghiên cứu thực tiễn: Từ nghiên cứu thực tiễn luận án đã kết luận.
 
(1) Các công trình hạ tầng nông thôn trong Chương trình NTM ở vùng ĐBSH khi xây dựng chủ yếu chú trọng đến đạt các tiêu chí quy định, chưa chú ý đến sự thay đổi về kinh tế - xã hội khi đưa các công trình vào sử dụng.
 
(2) Các công trình sau xây dựng đã được đưa vào hoạt động, bước đầu đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng; đã xuất hiện các mô hình khai thác các công trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tuy nhiên, các địa phương chưa thật chú trọng đến sử dụng đầy đủ, hợp lý và hiệu quả theo quy mô lớn, nên hiệu quả khai thác công trình chưa cao. 
 
(3) Để khai thác đầy đủ, hợp lý các công trình hạ tầng nông thôn có hiệu quả cần: Nâng cao nhận thức, hiểu biết về mối quan hệ giữa xây dựng và khai thác các công trình hạ tầng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đến năm 2025, tầm nhìn 2030; nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong khai thác các công trình hạ tầng trong xây dựng NTM; tìm kiếm các mô hình thích hợp trong khai thác các công trình hạ tầng của NTM những năm tới; Tiếp tục đầu tư có hiệu quả các công trình hạ tầng NTM; Khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng của NTM vào phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý và khai thác các công trình hạ tầng NTM vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
 
THESIS’S NEW CONTRIBUTIONS 
 
Topic: Exploitation of Infrastructure Engineering in New Rural Construction Program to contribute to socio-economic development in the Red River Delta
Specialization:Agricultural Economics
PhD Attendant: Phung Tat Huu           
Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Khoi.
Institution: National Economics University

- Regarding new academic and theoretical contributions, the thesis researched the exploitation of infrastructure engineering’s contribution to socio-economic development and it offered these following new contributions:
 
(1) Infrastructure engineering facilities in rural areas has distinctive characteristics in terms of the localization and socialization. Also, they are small-scaled and operate at the primary level of the national infrastructure system... Infrastructure system of New Rural Construction is synchronous which results in fast and strong impacts on the socio-economic development in each local area.
 
(2) The exploitation of infrastructure engineering in rural areas is a set of economic, organizational and technical measures to operate these infrastructure facilities in a sufficient, reasonable and effective manner that is able to meet the requirements of socio-economic development in rural areas. Additionally, the exploitation is appropriate with the system of previously-built infrastructure engineering in certain socio-economic development stages
 
(3) The contents of infrastructure engineering exploitation include identifying and selecting models; developing exploitation procedures; organizing the exploitation; maintaining, repairing and upgrading the infrastructure. It is necessary to evaluate the exploitation based on two levels which are assessing the results of using infrastructure engineering in rural areas and evaluating the exploitations impacts on the socio-economic development in rural areas.
 
- Contributions achieved by research in reality: By researching status quo in reality, the thesis provides these following conclusions:
 
(1) Infrastructure engineering in rural areas of NRC Program in the Red River Delta mainly focused on meeting regulated criteria for the construction but not the socio-economic changes during the exploitation.
 
(2) After being operated, infrastructure facilities begin to affect the regional socio-economic development. In addition, exploitation models of these infrastructures were established and they were suitable with local conditions. However, local areas have not concentrated on adequate, appropriate and effective use on a large scale which led to the inefficiency of these infrastructures exploitation. 
 
(3) In order to completely and appropriately exploit infrastructure engineering in rural areas, it is necessary to raise the awareness and understanding regarding the relationship between construction and exploitation of these infrastructures works in NRC program; review and adjust the planning of NRC in accordance with the requirements of socio-economic development until 2025, towards 2030, enhance the States role in managing the exploitation of infrastructures in NRC; seek out appropriate models in the exploitation of infrastructure engineering in rural areas for coming years; continue to invest effectively in infrastructure engineering for NRC; effectively exploit infrastructure engineering of NRC to contribute to socio-economic development; enhance the communitys role in managing and exploiting infrastructures of NRC to contribute to local socio-economic development.