Nghiên cứu sinh Soukthavone Vongsay bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/09/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Soukthavone Vongsay, chuyên ngành Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại), với đề tài "Chính sách nhà nước về phát triển dịch vụ tín dụng của CHDCND Lào đến năm 2020".
Thứ sáu, ngày 26/08/2016


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CỦA CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại Mã số: 62340121
Nghiên cứu sinh: Soukthavone VONGSAY
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn; PGS.TS. Trần Đăng Khâm

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Khác với các nghiên cứu trước đây xem tín dụng là một nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng (TCTD), Luận án đề xuất một cách tiếp cận mới là nghiên cứu tín dụng dưới góc độ một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế. Với cách tiếp cận này, hệ thống chính sách Nhà nước (CSNN) về phát triển dịch vụ tín dụng (DVTD) cần đảm bảo sự phát triển đồng bộ của cả ba nhóm chủ thể: các chủ thể cung cấp DVTD; các chủ thể sử dụng DVTD; và các sản phẩm DVTD. Đây là một hướng tiếp cận mới, mang tính toàn diện, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của lĩnh vực tín dụng tại mỗi quốc gia nói chung và tại CHDCND Lào nói riêng.

Luận án đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển DVTD mang tính toàn diện, bao gồm: Tính hiệu lực; Tính hiệu quả; Tính phù hợp; Tính công bằng; Tính bền vững; và Tính kịp thời. Đồng thời, làm rõ các điều kiện hoàn thiện chính sách Nhà nước về phát triển DVTD, bao gồm cả điều kiện chủ quan và khách quan.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của Luận án

Trên cơ sở đánh giá sự phát triển DVTD tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 – 2015 qua ba nhóm chỉ tiêu: quy mô tín dụng; tăng trưởng cơ cấu tín dụng; chất lượng và hiệu quả tín dụng; bên cạnh đó có sự so sánh trong tương quan với một số quốc gia trong khu vực; đồng thời đánh giá thực trạng CSNN về phát triển các TCTD, các chủ thể sử dụng DVTD và các sản phẩm DVTD thông qua hệ thống chính sách được ban hành, hệ thống công cụ được sử dụng, những tác động thực tiễn đến đối tượng của chính sách và so sánh đối chiếu với hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện chính sách, Luận án đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế của CSNN về phát triển DVTD tại Lào hiện nay. Đặc biệt, ba vấn đề lớn mà CSNN của Lào về phát triển DVTD chưa giải quyết được đó là: năng lực cạnh tranh của các TCTD còn hạn chế; các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng; các sản phẩm DVTD chưa phong phú, đa dạng và chưa xuất phát từ nhu cầu của thị trường. 

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, Luận án đã đề xuất 10 nhóm giải pháp và 02 nhóm kiến nghị nhằm hoàn thiện CSNN về phát triển DVTD của Lào trong thời gian tới. Trong đó, những giải pháp mang tính đột phá là: Quy định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý lĩnh vực tín dụng của các cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan; Hoàn thiện nội dung chính sách phát triển DVTD theo hướng tác động đồng bộ, cân đối đến cung và cầu DVTD trong nền kinh tế; Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kết nối giữa các TCTD với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV, trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, các TCTD và các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng cần chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của mình.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
------------

THE NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis topic: THE STATE POLICY ON DEVELOPING THE CREDIT SERVICE OF LAO PEOPLE’S DEMONCRATIC REPUBLIC TO 2020.
Specialization: Economy and Commercial Management   Code: 62340121 
Research students: Soukthavone VONGSAY
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Tuan;  Assoc. Prof. Dr. Tran Dang Kham

New contributions on the reasoning

To be different with previous research that considers the credit is a professional competence of credit institutions .The thesis proposes a new approach is the credit study under a kind of services in the economy. By this approach, the State Policy System of the credit service development need to ensure synchronous growth of all three subject groups of subjects: the subject provides the Credit Service; the subject can use the Credit Service; and Credit Service products. This is a new approach, comprehensive, contribute to ensuring the sustainability of the credit sector in each country in general and in the Lao People’s Democratic Republic in particular.

The Thesis proposes the evaluation criteria system of the level of perfection of the State policy on development the Credit Service comprehensively, including: Validity; Effectiveness; Suitability; Impartiality; Sustainability; and Timelines and clarifies the conditions to improve State Policy on the development of the Credit Service including the subjective and objective conditions.

The discoveries, the new proposals drawn from the research results of the thesis

Based on reviewing the growth of Credit Service in Laos during the period 2000-2015 through three groups of indicators: the credit scale; increasing the credit structure; the quality and effectiveness of credit; besides there is the correlated comparison with some countries in the region; at the same time assessing the real situation of the State Policy on developing the Credit Institutions, the Credit Service Users and the Credit Service Products through the issued policy system, the used tools system, the practical impact to the policys object and comparing with the evaluation criteria system for the level of the completion of policy, the Thesis has pointed out the achievements and limitations of the State Policy on developing the Credit Service in Laos currently. Specifically, three major unresolved issues that Laos State Policy on developing the Credit Service are: the competitiveness of the Credit Institutions is limited; small and medium enterprises (SMEs) still encounter many difficulties in obtaining the credit fund; the Credit Service Products have not been abundant, diversified and not come from the market’s deman.

On the basis of the research results, the Thesis proposes and 10 solution groups and 02 cementation groups in order to improve the Lao’ development in the Credit Server in next time. Inwhich, the breakthrough solution is: clearly defining the role, responsible for managing the credit field of the State Management Agencies and enhancing the coordination among Agencies; completing the policy’s content on the development the Credit Service in the direction of the comprehensive impact, to balance supply and demand of the Credit Service in the economy; Strengthening the role of State Management Agencies in the connection between the Credit Institutions and enterprises, especially the SMES, in the economy. Besides, the Credit Institutions and enterprises in the economy should also be proactive in raising their competitiveness and businessefficiency.