Nghiên cứu sinh Thái Phúc Thành bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h ngày 04/10/2014 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thái Phúc Thành, chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 04/10/2014

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án:     Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
Chuyên ngành:    Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)
Nghiên cứu sinh:  Thái Phúc Thành              
Người hướng dẫn:     1. PGS.TS Phạm Thúy Hương      2. PGS.TS Nguyễn Vĩnh Giang

Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp

1) Kết hợp các lý thuyết về vốn con người với khái niệm vốn con người là tài sản sinh kế, bao gồm kiến thức, kỹ năng và khả năng; Phát triển khái niệm giảm nghèo bền vững trên cơ sở khái niệm nghèo, giảm nghèo; giảm nghèo bền vững là một kết quả sinh kế, được phản ánh thông qua thu nhập, mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, thoát nghèo và không tái nghèo;

2) Phát triển lý thuyết về vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững trên cơ sở lý thuyết sinh kế. Vốn con người quyết định chiến lược sinh kế, các hoạt động sinh kế, quyết định và điều phối các tài sản sinh kế khác trong các hoạt động sinh kế, thích ứng với tác động từ bên ngoài để tạo ra và duy trì các kết quả sinh kế;
   
3) Ứng dụng mô hình Mincer trong phân tích mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật với thu nhập của lao động tự làm nông nghiệp và tự làm phi nông nghiệp; Xây dựng và ứng dụng mô hình đánh giá tác động của trình độ giáo dục đến khả năng thoát nghèo trên cơ sở mô hình Probit;

Một số phát hiện mới
   
4) Vốn con người chỉ phát huy tốt vai trò đối với giảm nghèo bền vững trong điều kiện phù hợp với các tài sản sinh kế khác và trong môi trường thuận lợi;

5) Trình độ chuyên môn kỹ thuật không tác động tích cực đối với thu nhập của lao động tự làm nông nghiệp; trình độ giáo dục tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ sản xuất nông nghiệp rất thấp, thấp nhất trong các lĩnh vực; như vậy đầu tư nâng cao trình độ giáo dục, chuyên môn kỹ thuật để giảm nghèo trong khu vực sản xuất nông nghiệp hiệu quả sẽ không cao.

6) So với trình độ giáo dục chính quy, trình độ hiểu biết và kỹ năng cụ thể tích lũy từ cuộc sống và làm việc như cách làm ăn, chi tiêu, ứng phó rủi ro có tác động mạnh mẽ hơn đến khả năng thoát nghèo của người nghèo ở nông thôn;

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
   
7) Vốn con người sẽ phát huy mạnh mẽ hơn vai trò trong giảm nghèo bền vững khi tiếp cận nghèo đa chiều, nâng cao được vốn con người của người nghèo và tạo lập được các điều kiện, môi trường thuận lợi;

8) Nâng cao VCN cho người nghèo trước hết trách nhiệm của chính người nghèo; phải chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng cụ thể và đảm bảo sự phù hợp giữa vốn con người với điều kiện thực tiễn đời sống và sản xuất của người nghèo.
 

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION

Subject: THE ROLE OF HUMAN CAPTITAL IN SUSTAINABLE POVERTY REDUCTION IN VIET NAM
Major:Labour Economics                         
Code: 62340201
Phd. candidate:  Thai Phuc Thanh
Supervisors: 1. Ass. Prof. Dr. Pham Thuy Huong      2. Ass. Prof. Dr. Nguyen Vinh Giang

Theoretical contributions

1) Combined the theories of human capital with the concept of human capital as the livelihood assets, including knowledge, skills and abilities; Developed the concept of sustainable poverty reduction based on the fundamental conception of poverty, poverty reduction; Sustainable poverty reduction as a result of livelihood activities which is assessed through income, the satisfactory level of basic need, escape from poverty and returning to poverty.

2) Develop theory on the role of human capital in sustainable poverty reduction based on the theory of livelihoods. Human capital plays a vital role in livelihood strategy and livelihood activities. It affects to other livelihood capitals within livelihood activities. Human capital also adapt to external impact to form and maintain livelihood outputs.

3) Apply Mincer model/theory in analyzing the correlation between professional, technical level and income/earning of the self-employee in agricultural and non-agricultural. Build and apply the assessment model of the impact of education on the posibility to getting rid of poverty based on fundamental base of the Probit model.

New findings   

4) Human capital do fully contribute to sustainable poverty reduction only when it is in line with other livelihood asset in good conditions;

5) Professional and technical level do not positively affect the income of the agricultural self-employment; extremely low impact of educational level on the the probability of escape from poverty, the lowest sector. Therefore the effectiveness of investment on the improvement of professional and technical education level to fight against poverty in agricultural sector would be low.   

6) In comparison to the level of formal education, level of understanding and skills in specific areas which could be accumulated from living and working experiences such as income generating, financial management and risk coping could have stronger effect on the possibility of poverty elimination of the poor in the rural areas.

Proposals

7) Given that human capital would have stronger impact on sustainable poverty reduction if (i) it is assessed as multidimensional poverty reduction; (i) human capital of the poor enhanced and (iii) to create an favor condition as well as environment.

8) Improving human capital is firstly a responsibility of the poor itself. In a short term, it is priority to enhance specific knowledge and skills to ensure the adaptation between human capital and practical living and production condition of the poor. It is suggested that case management should be applied in the implementation of household poverty reduction strategies.