Nghiên cứu sinh Thái Quỳnh Mai Dung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 30/12/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Thái Quỳnh Mai Dung chuyên ngành Quản lý công, với đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ sáu, ngày 30/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam
Chuyên ngành: Quản lý công    Mã số: 9310110_QLC
Nghiên cứu sinh: Thái Quỳnh Mai Dung
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Hồng Chương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở lý thuyết của Berger và cộng sự (2001); Hoàng Đức Long (2001), Barth và cộng sự (2002), Lê Trung Thành (2010) về hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán và của Dipiazz và Eccles (2002); Bushman và các cộng sự (2004); Vishwanath và Kaufmann (1999); Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) về tính minh bạch của thị trường chứng khoán, luận án đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động giám sát của Nhà nước với tính minh bạch của thị trường chứng khoán. Cụ thể:
(1) Luận án đã xây dựng mới mô hình định lượng dựa trên giả thuyết về sự ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của thị trường chứng khoán (TTCK). Trong đó, trên cơ sở các nghiên cứu riêng đối với từng khía cạnh, luận án đã thảo luận sự cấu thành của các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát của Nhà nước và tính minh bạch của thị trường chứng khoán .
(2) Luận án đã tổng hợp các thang đo ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra, luận án cũng đã đề cập các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát của Nhà nước bao gồm: mô hình tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát trên TTCK, khung khổ pháp lý thể hiện quyền lực của cơ quan giám sát, nội dung giám sát và phương thức giám sát là các biến độc lập trong mô hình. Trong khi đó, biến phụ thuộc là tính minh bạch của TTCK được xác định bởi các tiêu chí về tính đầy đủ, chính sách của các thông tin công bố, các giao dịch chứng khoán được thực hiện đúng quy định, doanh nghiệp niêm yết có hệ thống quản trị phù hợp và các hoạt động thanh toán, bù trừ đều thực hiện đúng pháp luật. 
(3) Luận án đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (Sử dụng phương pháp hồi quy binary logistic, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và hồi quy đa biến) với phương pháp nghiên cứu định tính (Phỏng vấn sâu) nhằm phân tích ảnh hưởng của giám sát tới tính minh bạch của TTCK Việt Nam. Việc kết hợp cả định tính và định lượng giúp luận án đưa ra những phát hiện thú vị so với các nghiên cứu khác. 

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố cấu thành hoạt động giám sát của Nhà nước có mối quan hệ cùng chiều nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau đến tính minh bạch của thị trường chứng khoán. Bên cạnh những tác động tích cực của hoạt động giám sát tới tính minh bạch của TTCK thì luận án đã chỉ ra tính minh bạch của TTCK hiện nay vẫn còn chưa cao như các rủi ro hệ thống ngày càng tinh vi hơn, những vi phạm trên TTCK vẫn còn tồn tại và ngày càng tăng và thị trường vẫn còn những bất ổn chưa được giải quyết. Nguyên nhân của các vấn đề trên hầu hết đều xuất phát từ những hạn chế của hoạt động giám sát TTCK của Nhà nước. 
Do đó, muốn nâng cao tính minh bạch trên TTCK thì cần thiết tăng cường giám sát thị trường. Trong đó chú trọng nhất là hoàn thiện khung khổ pháp lý về giám sát TTCK, sau đó là cải tiến mô hình giám sát và hoàn thiện các nội dung giám sát, đổi mới phương thức giám sát và tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát trên thị trường. Đây cũng là những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát để tăng cường tính minh bạch trên TTCK.

-----------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION 

Topic: Study the impact of supervision on the transparency of Vietnam's securities market
Major: Public Management Code: 9310110 
PhD candidate: Thai Quynh Mai Dung                          
Instructor: Assoc.Prof. Pham Hong Chuong
Education and Training body: National Economics University

New academic and theoretical contributions of the dissertation:

On the theoretical basis of Berger et al. (2001); Hoang Duc Long (2001), Barth et al (2002), Le Trung Thanh (2010) on supervision activities in the stock market and of Dipiazz and Eccles (2002); Bushman et al (2004); Vishwanath and Kaufmann (1999); Le Thi My Hanh (2015) on the transparency of the stock market, the dissertation has pointed out the relationship between the State's supervision and the stock market's transparency. Specifically:
(1) The dissertation has built a new quantitative model based on the hypothesis of the impact of supervision on the transparency of the stock market. In which, on the basis of separate studies for each aspect, the dissertation discussed the constituents of the State's supervision activities and the transparency of the stock market..
(2) The dissertation has synthesized the scales in many different studies. In addition, the dissertation also mentioned the constituent factors of the State's supervision including: the supervision model on the stock market, the legal framework demonstrating the power of the supervision agency, the supervision content and supervision modes are independent variables in the model. Meanwhile, the dependent variable is the transparency of the stock market, which is determined by the criteria for completeness, the policy of disclosed information, and the implementation of securities transactions according to regulations, while listed companies have suitable management system, and all payment and clearing activities are in accordance with the law.
(3) The dissertation used a combination of quantitative research methods (using binary logistic regression method, explanatory factor analysis, confirmatory factor analysis and multivariate regression) with qualitative research methods (In-depth interview) to analyze the influence of surveillance on the transparency of Vietnam's stock market. The combination of both qualitative and quantitative helps the dissertation show more interesting findings compared to other studies.

New findings and proposals drawn from the research and experimental results of the dissertation:

The research results show that the factors constituting the State's supervision have a positive relationship, but with different levels of impact on the transparency of the stock market. In addition to the positive effects of supervision on the transparency of the stock market, the disseration has shown that the transparency of the current stock market has not been as high as the increasingly sophisticated systematic risks and violations in the stock market; and  there have been unresolved uncertainties in the market. The causes of the above problems mostly orginate from the limitations of the State's supersion of the stock market.
Therefore, in order to improve the transparency of the stock market, it is necessary to strengthen market supervision. In which the most emphasis is on completing the legal framework on stock market supervision, following by improving the supervision model and completing supervision contents, reforming supervision methods and strengthening cooperation with organizations to improve the quality of supervision activities in the market. These are also groups of solutions to improve supervision efficiency to enhance transparency on the stock market.