Nghiên cứu sinh Trần Kim Anh bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h30 ngày 16/01/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Kim Anh, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Tác động của dự trữ ngoại hối đối với ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam"
Chủ nhật, ngày 16/12/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Tác động của dự trữ ngoại hối đối với ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Nghiên cứu sinh: Trần Kim Anh
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Hà Quỳnh Hoa  2. TS. Nguyễn Phi Lân
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Luận án có những đóng góp mới so với các nghiên cứu trước như sau:
 
Luận án đã tổng quan được cơ sở lý luận và nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về dự trữ ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô. Về phương pháp, luận án là một trong số ít các nghiên cứu ở Việt Nam ứng dụng mô hình VAR và ECM đánh giá tác động của dự trữ ngoại hối đến ổn định kinh tế vĩ mô. Luận án đã đánh giá thực trạng về dự trữ ngoại hối và một số thước đo phản ánh ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2000-2016 như tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái.
 
Những điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu: mô hình đánh giá tác động của dự trữ ngoại hối tới ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam với 7 nhân tố: (i) Sự thay đổi của tăng trưởng GDP bình quân đầu người; (ii) sự thay đổi của dòng vốn FDI; (iii) sự thay đổi của độ mở thương mại; (iv) sự thay đổi của dự trữ ngoại hối; (v) chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô; (vi) sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực tế; (vii) sự thay đổi của chỉ số giá tiêu dung. Kết quả ước lượng các vector đồng tích hợp cho thấy trong dài hạn sự gia tăng của DTNH, dòng vốn FDI, độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời có tác dụng giảm sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn, theo kết quả ước lượng ma trận hệ số hiệu chỉnh () và ước lượng mô hình ECM, cho thấy yếu tố chính dẫn tới cải thiện tăng trưởng kinh tế và giảm sự bất ổn kinh tế vĩ mô chính là thông qua sự biến động dòng FDI vào và ảnh hưởng của sự biến động của tỷ giá thực và mức giá chung. Mức biến động của DTNH cho thấy ảnh hưởng không rõ ràng đến chỉ số biến động vĩ mô.  
 
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
 
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, dự trữ ngoại hối về mặt dài hạn có tác động tới kinh tế vĩ mô. Và ổn định kinh tế vĩ mô là một trong những điều kiện để nền kinh tế có được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đặc biệt là trong trung và dài hạn. Qua đó, luận án đề xuất một số giải pháp để tăng cường dự trữ ngoại hối và ổn định kinh tế vĩ mô chẳng hạn như ổn định thị trường ngoại hối, nâng cao tính chuyển đổi của đồng nội tệ, chính sách tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò của khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài.  
 
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
--------------- 
 
NEW CONTRIBUTION OF THESIS
 
Topic of the thesis: Impact of foreign exchange reserves on macroeconomic stability in Vietnam
Major: Finance – Banking
Research fellow: Tran Kim Anh
Instructor: Associate Professor, Doctor Ha Quynh Hoa; Doctor Nguyen Phi Lan 
 
Educational institution: National Economics University
 
New contributions in academic
 
The thesis has new contributions compared with previous studies as follows:
 
The thesis has provided an overview of the theoretical and experimental basis at home and abroad on foreign exchange reserves and macroeconomic stability. In term of methodologies, the thesis is one of the few studies in Vietnam that uses VAR and ECM models to assess the impact of foreign exchange reserves on macroeconomic stability. The thesis assesses the current status of foreign exchange reserves and other measures reflecting macroeconomic stability during 2000-2016, such as growth, inflation, balance of payments and exchange rates.
 
New points drawn from research results: The model assesses the impact of foreign exchange reserves on macroeconomic stability in Vietnam with seven factors: (i) Change in per capita GDP growth; (ii) changes in FDI inflows; (iii) change of trade opening index; (iv) changes in foreign exchange reserves; (v) Macroeconomic instability index; (vi) change in  actual exchange rate; (vii) changes in the consumer price index. The results of estimation of co-integrated vectors show that in the long term the increase in foreign exchange reserves, FDI inflows, trade openness have a positive impact on economic growth, and has the effect of reducing of macroeconomic instability. In the short run, according to the results of adjusted coefficient matrix () and the ECM model estimate, the main factors that help improving economic growth and reducing macroeconomic instability are through the fluctuation of FDI inflows and the impact of fluctuations in real exchange rates and general prices. Fluctuations in foreign exchange reserves show no clear impact on macroeconomic volatility.
 
New findings and proposals from the thesis:
 
The research result of the thesis shows that foreign exchange reserves in the long term has an impact on the macro economy. Moreover, macroeconomic stability is one of the conditions for the economy to achieve rapid and sustainable economic growth, especially in the medium and long term. Thereby, the thesis proposes some solutions to enhance foreign exchange reserves to stabilize the macro economy such as stabilizing the foreign exchange market, enhancing the conversion of the domestic currency, monetary policy, improving the business investment environment and promoting the role of the private sector and foreign investment.