Nghiên cứu sinh Trần Lan Hương bảo vệ luận án Tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 06/06/2019 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Lan Hương, chuyên ngành Kinh tế học (Lịch sử kinh tế), với đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN".
Thứ năm, ngày 06/06/2019

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN
Nghiên cứu sinh: Trần Lan Hương
Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Quốc Hội; 2. TS. Lê Tố Hoa
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Từ lý luận về các học thuyết thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, luận án đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về những yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu của một quốc gia gắn với tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, luận án tập trung luận giải và làm sáng tỏ thêm trên khía cạnh lý luận những yếu tố định tính không lượng hóa được, những yếu tố mang tính hội nhập mà các mô hình định lượng chưa thể hiện được vai trò và ý nghĩa của nó đối với xuất khẩu.
 
(i) Nghiên cứu này xem xét một cách tương đối toàn diện các yếu tố có thể tác động tới xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường các nước ASEAN. Qua đó, phần nào góp phần thể hiện vị trí và vai trò ngày càng tăng của thị trường ASEAN đối với Việt Nam và bổ sung thêm về mặt lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu này.
 
(ii) Ngoài ra, luận án cũng xem xét tác động của các yếu tố đến kim ngạch xuất khẩu của từng nhóm hàng cụ thể, đặc biệt là những nhóm hàng thế mạnh của Việt Nam như SITC 0, SITC 3, SITC 7. Kết quả cho thấy, KNXK của nhóm hàng này sẽ có biến động tương đối khi Việt Nam càng hội nhập khu vực sâu rộng.
 
(iii) Luận án bổ sung thêm các chỉ tiêu phản ánh trình độ xuất khẩu như chỉ số lợi thế so sánh biểu hiện (RCA), chỉ số tương đồng xuất khẩu (ESI), chỉ số tập trung thương mại (TII) làm cơ sở đánh giá khách quan hơn nữa thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN. Kết quả cho thấy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sự tương đồng lớn với các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Đây sẽ là thách thức lớn khi Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực trong thời gian tới.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
(i) Với đặc thù thị trường ASEAN khá gần gũi với Việt Nam, cần có chính sách thương mại riêng với từng thị trường, từng nước trong khu vực thông qua kênh ngoại giao quốc tế, đồng thời do trình độ phát triển khác nhau nên chính sách khai thác thị trường ở các nước ASEAN-6 sẽ khác 3 nước ASEAN còn lại.
 
(ii) Với việc thành lập Công đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm 2015, Việt Nam cần tận dụng hiệu quả để hội nhập thành công trong các lĩnh vực đặc biệt là những lĩnh vực có tác động lớn đến xuất khẩu như thuế quan, phi thuế quan, logistics, mạng sản xuất khu vực…
 
(iii) Kiến nghị cụ thể đối với cả 3 cấp Bộ ngành liên quan, Hiệp hội doanh ngành hàng và doanh nghiệp được luận án đề xuất trên cơ sở kết luận rút ra từ nghiên cứu là những kiến nghị có tính khả thi và có tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực.
 
 
 Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF DISSERTATION
 
The title: The determinants of export flows between Vietnam and ASEAN’s members
Major: Economics                               
PhD Candidate: Tran Lan Huong          
Supervisor: 1. Associate Prof., Phd. Le Quoc Hoi     2. Phd. Le To Hoa
 
The new scientific and theoretical contributions of the research
 
From the theory of trade, factors affecting exports, the thesis has clarified the basic theoretical issues about the factors affecting export of a country associated with the process itself. trade liberalization and international economic integration. In particular, the thesis focuses on interpretation and clarification on the theoretical aspect of quantitative factors that cannot be quantified, integration factors that quantitative models have not shown their roles and ideas. 
 
(i) This study comprehensively examines the factors that may affect Vietnams exports to ASEAN countries. Thereby, partly contributing to expressing the position and increasing role of the ASEAN market for Vietnam and adding more theoretically in this field of research.
 
(ii) In addition, the thesis also considers the impact of factors on export turnover of each specific commodity group, especially strong product groups of Vietnam such as SITC 0, SITC 3, SITC 7. The results show that the export turnover of this product group will have a relative fluctuation when Vietnam integrates into the deep area.
 
(iii) The thesis adds indicators reflecting export level such as expression of comparative advantage (RCA), export similarity index (ESI), and trade concentration index (TII). the basis for further objective assessment of the status of Vietnams exports to ASEAN countries. The results show that Vietnams export structure has great similarities with ASEAN countries such as Thailand, Malaysia and Indonesia. This will be a big challenge when Vietnam wants to boost exports to the region in the future.
 
The new recommendations of the research:
 
(i) With ASEAN market characteristics quite close to Vietnam, it is necessary to have separate trade policies for each market, each country in the region through international diplomatic channels, and at the same time due to different levels of development. Therefore, the market exploitation policy in ASEAN-6 countries will be different from the other 3 ASEAN countries.
 
(ii) With the establishment of the ASEAN Economic Council (AEC) in 2015, Vietnam needs to make good use of it for successful integration in sectors, especially those that have a significant impact on exports such as tariffs. , non-tariff, logistics, regional production networks ...
 
(iii) Specific recommendations for all 3 levels of relevant Ministries, Business Associations and Enterprises proposed by the dissertation based on the conclusions drawn from the study are feasible and feasible recommendations. Great impact on Vietnams exports to the region.