Nghiên cứu sinh Trần Lan Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 9h00 ngày 05/09/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Lan Hương, chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam".
Thứ năm, ngày 22/07/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam
Chuyên ngành: Khoa học quản lý       Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Trần Lan Hương    Mã NCS: NCS39.31QL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Ngọc Anh, TS. Nguyễn Hữu Xuyên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Thứ nhất, luận án đã vận dụng kết hợp hai lý thuyết đổi mới sáng tạo mở  (open innovation) và quan điểm dựa trên thể chế (IBV) để xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá các tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh tương ứng tới đổi mới sáng tạo sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp.
- Thứ hai, dựa trên lý thuyết về đổi mới sáng tạo mở (Chesbrough, 2003; 2006; 2014) và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, luận án này bổ sung xây dựng và kiểm định độ tin cậy của thang đo của cả ba cơ chế đổi mới sáng tạo mở: hướng vào, hướng ra, kết hợp trong bối cảnh nghiên cứu các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án về mối quan hệ tích cực giữa đổi mới sáng tạo mở và đổi mới sáng tạo sản phẩm, nghiên cứu gợi ý rằng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ nên dịch chuyển mô hình hoạt động từ phía thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo khép kín sang phía thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo mở. Cụ thể, các nhà quản lý doanh nghiệp nên tích cực hơn nữa trong việc mở cửa ranh giới hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đối với các chủ thể bên ngoài, để khai thác các nguồn lực có sẵn bên ngoài và tìm kiếm các đối tác để kết hợp trong các hoạt động đổi mới sáng tạo. 
- Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu của luận án cũng không phủ nhận vai trò quan trọng của R&D nội bộ đối với đổi mới sáng tạo sản phẩm vì đầu tư cho R&D nội bộ có tác động đến sự thành công về mặt thị trường của đổi mới sáng tạo sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp và cân bằng giữa đầu tư cho hoạt động R&D nội bộ và hoạt động đổi mới sáng tạo mở để có thể nâng cao khả năng hình thành đổi mới sáng tạo sản phẩm cũng như tăng được tỉ trọng doanh thu từ sản phẩm mới và mức độ mới của sản phẩm mới. 
- Cuối cùng, kết quả nghiên cứu của luận án cũng khẳng định vai trò tích cực của hỗ trợ Nhà nước tới đổi mới sáng tạo sản phẩm trong các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định và tổ chức thực thi những chính sách công nhằm hỗ trợ, cung cấp ưu đãi cho DNKH&CN để kích thích họ đổi mới sáng tạo sản phẩm.

------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: Determinants of product innovation in Vietnam science and technology enterprises
Major: Management Science         Code: 9310110  
PhD student:  Tran Lan Huong     Phd student code: NCS39.31QL                                       
Instructor: Assoc. Prof. Dr. Mai Ngoc Anh, PhD. Nguyen Huu Xuyen 
Training institution: National Economics University 

New academic and theoretical contributions 

- Firstly, the  thesis employs a combination of open innovation theory  and institutional- based view theory to build a research model to assess the impact of corresponding internal and external factors on firm level  product innovation.
- Secondly, based on the open innovation theory proposed by Chesbrough  (2003 ; 2006 ; 2014) and related empirical studies, this thesis consolidate and test the measures  of the three open innovation mechanisms: inbound, outbound and coupled  in the context of science and technology enterprises in Vietnam.

New conclusions and recommendations drawn from the research findings 

- The results of thesis confirm the positive relationship between open innovation and product innovation. It suggests the science and technology enterprises to shift their operating model from closed innovation model to more open innovation model. Specifically, business managers should be more active in opening the boundaries to approach outside entities, in order to exploit external resources and search for partners to incorporate in innovation activities. 
- In addition, the study results do not deny the important role of internal R&D in product innovation because investment in internal R&D has an impact on market success of product innovation. Therefore, businesses need to develop a balanced strategy of internal R&D practices and open innovation practices to introduce new products and also increase the turnover ratio of new products and the radical level of new products. 
- Finally, the  results also confirm the role of Government supports to product innovation in science and technology enterprises, emphasizing the importance of public policies formulation and implementation to provide incentives for S&T enterprises to stimulate product innovation.