Nghiên cứu sinh Trần Minh Thắng bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 17h00 ngày 24/07/2018 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Minh Thắng, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng (Kinh tế bảo hiểm), với đề tài "Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam".
Thứ bảy, ngày 23/06/2018


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm Mã số: 62340201
Nghiên cứu sinh: Trần Minh Thắng
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Định, TS. Đỗ Văn Sinh

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

(1) Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và xác định những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN còn rất hạn chế hoặc chưa đề cập sâu. Các công trình nghiên cứu chủ yếu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp về BHTN, nguồn số liệu sơ cấp thông qua điều tra, khảo sát một cách toàn diện về quản lý quỹ BHTN còn khá khiêm tốn. Phương pháp áp dụng trong nghiên cứu chủ yếu là các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, mô tả. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định những nhân tố tác động đến quản lý quỹ BHTN, đồng thời, khảo sát cả đối tượng quản lý và thụ hưởng chính sách BHTN để khai thác và lượng hóa thông tin hai chiều trong quản lý quỹ BHTN dựa trên mô hình nghiên cứu dự kiến nhằm phân tích, đánh giá các nhân tố tác động.

(2) Qua nghiên cứu kinh nghiệm về BHTN ở một số nước trên thế giới, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam, tác giả cho rằng, nguyên nhân chính làm cho quỹ hiện nay thặng dư do chính sách pháp luật về BHTN hiện nay còn mang tính thụ động, chủ yếu chỉ hướng đến việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, chưa sử dụng thực sự hiệu quả cho các chính sách thị trường lao động chủ động với mục đích chuyển đổi, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra như một số nước trên thế giới đang triển khai. Đây là một trong những vấn đề mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập, hoặc có đề cập sơ lược trên một số báo cáo mà chưa có những phân tích, đánh giá sâu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

(1) Tác giả đã tiến hành điều tra cả người thủ hưởng chính sách và những người trực tiếp tổ chức triển khai chính sách BHTN để từ đó xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ BHTN một cách khoa học, khách quan: chính sách pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan quản lý quỹ BHTN.

(2) Nghiên cứu cũng lý giải rõ quỹ BHTN hiện nay chủ yếu chỉ sử dụng để chi trả trợ cấp thất nghiệp, việc chi hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động còn rất hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc quỹ BHTN ở Việt Nam đang thặng dư qua các năm và sử dụng quỹ BHTN chưa hiệu quả.

(3) Qua nghiên cứu, luận án đưa ra các nhóm giải pháp: (1) hoàn thiện chính sách pháp luật về BHTN; (2) kiện toàn chức bộ máy quản lý; (3) quản lý thu BHTN; (4) quản lý chặt chẽ các khoản chi BHTN; (5) đảm bảo cân đối thu - chi quỹ BHTN; (6) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý quỹ BHTN; (7) xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ trong quản lý quỹ BHTN; (8) tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHTN; (9) xây dựng cơ chế thưởng phạt nghiêm minh.

Nội dung của luận án xem tại đây.

---------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Topic: The Management of Unemployment Insurance Fund in Vietnam
Major: Insurance Economics        Code: 62340201
Student: Tran Minh Thang
Instructor: Assoc. Prof. Nguyen Van Dinh & Ph.D Do Van Sinh

New contributions in academic and logical aspects

(1) In Vietnam, research on the management of Unemployment Insurance Fund (UI) and the identification of factors affecting the UI management are still limited or not mentioned depthly. Those research  are mainly based on the secondary data source of UI, the primary data source via comprehensive surveys on UI management is still relatively modest. The methods used in those studies are mainly methods of analysis, comparison, statistics and description. In this study, the author identifies factors influencing UI management, and investigates both UI contributing subjects and beneficiaries to exploit and quantify two-way information in UI management which based on a model of intended research to analyze and evaluate these factors.

(2) By studying the experiences of UI in some countries in the world, analyzing and evaluating the current situation of UI management in Vietnam, the author maintains that the main reason for the current fund surplus due to the current UI legislation which is largely passive, mainly aims at the payment of unemployment benefits, and they are not really effective for proactive labor market policies for the purpose of transformation, training, improving employees skills to limit the occurrence of unemployment as some countries in the world. This is one of the issues that previous studies have not mentioned or have mentioned briefly on some reports without the depth analysis.

New findings and proposals drawn from research results and survey of the thesis

(1) The author has investigated both the beneficiaries and the organizations which directly implement UI policies. Thus, identifying three factors that influence the management of UI funds in a scientific and objective way: UI policies and laws, socio-economic conditions, quality of human resources of social insurance agencies 

(2) The study also clarifies that  UI is mainly used to pay for unemployment benefits, but the support for training, retraining and upgrading skills to maintain employment  for laborers is very limited. This is one of the main reasons leading to the fact that UI fund in Vietnam has been in surplus over the years and the use of UI fund has been ineffective.

(3) Via researching, the thesis presents the following solutions: (1) improving the law on UI; (2) strengthen the management apparatus; (3) managing UI collection; (4) closely managing UI expenditures; (5) ensuring the balance of revenue and expenditure of  UI fund; (6) improving the quality of human resources in UI management; (7) developing and applying information technology in UI management; (8) strengthening communication and dissemination of UI policies and laws; (9) building a rewarding - fining mechanism.