Nghiên cứu sinh Trần Quang Lâm bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 28/06/2016 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Quang Lâm, chuyên ngành Tài chính - ngân hàng, với đề tài "Những nhân tố tác động đến nguồn thu của Quỹ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam".
Thứ ba, ngày 28/06/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Những nhân tố tác động đến nguồn thu của Quỹ Bảo hiểm y tế ở Việt Nam

Nghiên cứu sinh: Trần Quang Lâm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng                      Mã số: 62.34.02.01 
Giáo viên hướng dẫn: 1. PGS.TS Nguyễn Văn Định;     2. PGS.TS Trần Quang Lâm

Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tế của luận án

(1) Luận án đã đưa ra những luận giải về các nguồn thu khả dĩ dành cho Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) như: (i) người tham gia BHYT đóng góp; (ii) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng cho các nhóm đối tượng; (iii) quỹ BHXH đóng; (iv) lãi đầu tư quỹ và thu khác nếu có. Trong số những nguồn thu này, luận án tập trung phân tích vai trò cũng như mức độ ảnh hưởng của các nguồn thu bên ngoài ngân sách.

(2) Luận án cũng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá quản lý nguồn thu của Quỹ BHYT. 

(3) Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích mối quan hệ giữa nguồn thu quỹ BHYT và các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn thu như: (i) chính sách pháp luật về BHYT; (ii) điều kiện kinh tế- xã hội; (iii) công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật; (iv) chất lượng khám chữa bệnh dành cho đối tượng có BHYT; (v) công tác thanh tra, giám sát và quản lý; (vi) đối tượng tham gia và mức đóng BHYT.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu: 

(1) Kết quả nghiên cứu đã kết luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố: chính sách pháp luật, tuyên truyền phổ biến, điều kiện kinh tế xã hội, đối tượng tham gia BHYT, chất lượng khám chữa bệnh, và thanh kiểm tra và thủ tục hành chính tới nguồn thu quỹ BHYT.

(2) Luận án đã chỉ ra rằng những gia đình có thu nhập càng cao thì khả năng họ tham gia BHYT tự nguyện càng cao từ đó cần tập trung mở rộng đối tượng BHYT hộ gia đình trong thời gian tới. Thêm nữa, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy nhóm học sinh cấp cao (đại học) có tỷ lệ tham gia BHYT thấp.

(3) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có được, luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu cho quỹ BHYT như sau: (i) Cần phải tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện các cơ chế chính sách cho BHYT; (ii) Tăng cường tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về BHYT; (iii) Cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hoàn chỉnh thị trường khám chữa bệnh; và (iv) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý BHYT.

Nội dung của luận án xem tại đây.
 
-------------

CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION

Title: Factors Impact on Revenues of the Health Insurance Fund in Vietnam
Candidate: Trần Quang Lâm     
Major: Finance- Banking     
Supervisors: 1. Ass.Prof. Dr. Nguyễn Văn Định;     2. Ass.Prof. Dr. Trần Quang Lâm

Contributions in both theory and practice of the dissertation:

(1) The dissertation has given the analysis and explanations on possible sources of revenue for the Health Insurance Fund (Health Insurance), such as: (i) the contributions of participants; (ii) support the state budget to the target groups; (iii) contributions of health insurance funds; (iv) interest and other investment income funds (if any). Among these revenues, the dissertation focuses on analyzing the role and the influence of external sources of budget revenues.

(2) The dissertation also sets up an indicator system to measure and evaluate the revenue management of the health insurance fund.

(3) In addition, the dissertation also analyzes the relationship between income from health insurance funds and factors potentially affect to revenues such as: (i) the legal policies on health insurance; (ii) social and economic conditions; (iii) the propagation of legal policies; (iv) the quality of health care for those buying health insurance; (v) the inspection, monitoring and management; (vi) the participants and health insurance rates.

The recommendations drawn from the research findings:

(1) The results of the study concluded the impact of such factors as: legal policies, propagation, social and economic conditions, health insurance participants, health care quality, and inspection and administrative procedures to the health insurance fund revenues.

(2) The dissertation has shown that the richer families are, the more voluntary these families buy health insurance; therefore, the scope of household joying insurance should be expanded in the near future. Furthermore, the results of the study also showed that high school student groups (universities) have low rates participating to health insurance.

(3) Basing on the research results, the dissertation proposes solutions to improve the efficiency of revenue management for health insurance fund as follows: (i) It should be further specified and completing mechanisms and policies for health insurance; (ii) Strengthen propagation legal policies on health insurance; (iii) Improve quality of medical treatment, complete clinical services; and (iv) promote the application of information technology and the gradually modernize information technology in health insurance management.