Nghiên cứu sinh Trần Thanh Phong bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 17/08/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thanh Phong, chuyên ngành Kinh tế du lịch, với đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ".
Thứ sáu, ngày 16/10/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến du lịch trong việc thu hút vốn đầu tư du lịch tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Chuyên ngành: Kinh tế du lịch                          Mã số: 9310110_DL
Nghiên cứu sinh: Trần Thanh Phong                  Mã NCS: NCS36.121DL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh

1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Trước hết, qua tổng quan nghiên cứu trước, phần lớn các nghiên cứu này chỉ đề cập đến là các nhân tố thu hút vốn đầu tư du lịch, có rất ít nghiên cứu đề cập đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút đầu tư du lịch. Luận án này góp phần sắp xếp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút các nhà đầu tư du lịch. Ngoài ra, dựa trên lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, lý thuyết động cơ đầu tư, tác giả luận án với những kết quả nghiên cứu cho rằng đây là những lý thuyết chính, góp phần xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến. Luận án bổ sung thêm lý thuyết hành vi dự định để xác định mối quan hệ giữa thái độ về tính hấp dẫn của điểm đến và ý định đầu tư.

Hai là, luận án đã phát hiện ra được nhân tố mới, có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đó là nhân tố “Môi trường đầu tư”. Nhân tố này được hoàn thiện và bổ sung đầy đủ hơn so với các nghiên cứu trước đây dựa trên nền tảng chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI.
Ba là, các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nói chung và cho ngành du lịch nói riêng, mới chỉ dừng lại ở việc xác định các nhân tố tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Nghiên cứu này đã tiến thêm một bước so với các nghiên cứu trước mà tác giả biết, đó là: chỉ rõ mức độ tác động của tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư tới ý định đầu tư.

Bốn là, luận án này sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Với phương pháp nghiên cứu định lượng SEM, đã góp phần khẳng định kết quả nghiên cứu với độ tin cậy cao.

2. Các ứng dụng và khả năng áp dụng trong thực tiễn của luận án

Trước tiên, luận án này cung cấp các luận cứ, giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ các nhân tố tạo nên tính hấp dẫn điểm đến trong việc thu hút nhà đầu tư. Từ đó, hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách xác định được các nhân tố quan trọng nào cần phát huy, cần cải thiện để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả hơn cho địa bàn mình quản lý.

Thứ hai, luận án có đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn điểm đến của mỗi địa phương qua các năm (tương tự như cách tính chỉ số PCI). Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin đầy đủ hơn và có cơ sở hơn trong việc so sánh, đánh giá và lựa chọn đầu tư giữa các tỉnh thành. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho chính quyền địa phương xác định được các nhân tố cụ thể cần cải thiện tại địa phương để thu hút vốn đầu tư du lịch tốt hơn.

-----------------------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF DOCTORAL THESIS

Thesis title: Factors affecting the attractiveness of tourism destinations in attracting tourism investment capital in the South Central Coast region
Major: Economic Management (Tourism Economics)      Code: 9310110_DL
PhD Candidate: Tran Thanh Phong                                 PhD Candidate No.: NCS36.121DL
Supervisor: Associate Prof. Dr. Nguyen Van Manh

1. New contributions to theoretical and methodological aspects

Firstly, through the previous research review, most of these studies only mentioned factors that attract tourism investment, very few studies mention the attractiveness of destinations in attracting tourism investment. This thesis contributes to the arrangement and systematization of the theoretical basis of destination attraction in attracting tourism investors. In addition, based on the Theory of Plant Locations, Theory of Investment Motivation, the author of the thesis with the research results said that these are the main theories, contributing to identifying factors affecting attractiveness of destination. The thesis adds the theory of Planned Behavior to determine the relationship between attitudes about the attractiveness of destinations and investment intent.

Secondly, the dissertation has discovered a new factor that affects the attractiveness of destinations in attracting investment capital into the tourism sector, which is the factor "Investment environment". This factor is completed and supplemented more fully than previous studies based on the Provincial Competitiveness Index - PCI.

Thirdly, previous studies on the attraction of investment capital in general and for the tourism industry in particular, have just stopped at identifying factors affecting the attractiveness of destinations in attracting investors. This research is one step further than the previous studies that the author knows: specify the impact of the attractiveness of destinations in attracting investors to investment intent.

Fourthly, This doctoral thesis uses a combination of both qualitative and quantitative research methods. With the SEM quantitative research method, it has contributed to confirming the results of the relationship between the attractiveness of tourism destinations with investment intent, with high reliability. This is a relationship that has not been studied and verified in previous studies.

2. The applications and applicability in the practice of the doctoral thesis

First of all, this thesis provides arguments to help policy makers understand the factors that make the attractiveness of tourism destination in attracting investors. From there, support policy makers to identify important factors to promote and improve to attract more effective investment capital for their respective localities.

Secondly, the thesis proposes to build a set of criteria to assess the attractiveness of tourism destination of each locality in each year (similar to the calculation of PCI index). Since then, helping businesses capture information more fully and have a basis for comparison, evaluation and investment options between provinces. In addition, it also supports local authorities to identify specific factors that need improvement in their localities to better attract tourism investment.