Nghiên cứu sinh Trần Thế Cương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 26/03/2016 tại Phòng họp Tầng 2 Nhà 10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thế Cương, chuyên ngành Kinh tế chính trị, với đề tài "Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (Qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Thứ bảy, ngày 26/03/2016

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (Qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị          Mã số : 62310102
Nghiên cứu sinh : Trần Thế Cương
Người hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Thắng

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Thứ nhất: với quan niệm hoạt động sự nghiệp của bệnh viện công lập (BVCL) như là quá trình tái sản xuất, luận án cho rằng giá dịch vụ y tế (DVYT) phải phải được tính đúng, tính đủ để bù đắp các chi phí đầu vào.

Thứ hai: việc mở rộng tự chủ tài chính đối với các BVCL là quá trình được tổ chức quản lý khoa học, chặt chẽ đảm bảo cho các BVCL thực hiện quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính nhằm chủ động huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ được giao; luận án đã xác định việc Nhà nước giao thêm quyền và tạo môi trường, điều kiện cần thiết để BVCL thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính; đồng thời các BVCL phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện tự chủ về nguồn thu, mức thu, tự chủ trong sử dụng, chi tiêu tài chính và tự cân đối thu - chi.

Thứ ba: việc mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL chịu sự tác động của quan điểm chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực SNYT; hệ thống pháp luật và các chính sách về tài chính công đối với lĩnh vực y tế, cũng như chính sách tiền lương và thu nhập của người lao động trong BVCL, chính sách giá DVYT và chính sách BHYT; sự phát triển của thị trường DVYT; năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính đối với BVCL; và khả năng thực hiện tự chủ tài chính và trình độ quản trị của BVCL.

Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:

Luận án đã làm rõ thực trạng, đánh giá những thành tựu, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó luận án đề xuất việc mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL trên địa bàn thành phố Hà Nội phải theo hướng tiếp tục giao quyền tự chủ đầy đủ, toàn diện hơn cho BVCL về tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động tài chính; chuyển cơ chế cấp kinh phí trực tiếp cho đơn vị sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng thụ; thực hiện xã hội hoá các nguồn lực tài chính; giao quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các BVCL.

Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp mở rộng tự chủ tài chính đối với các BVCL những năm tới; đó là: 1) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp quy để tăng cường hiệu lực mở rộng tự chủ tài chính đối với BVCL; 2) Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính, mở rộng quyền tự chủ, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính phù hợp với điều kiện, trình độ và khả năng thực hiện của từng nhóm BVCL; 3) Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về tài chính y tế, thực hiện phân cấp quản lý mạnh hơn đồng thời giao quyền tự chủ tài chính nhiều hơn cho các đơn vị, thực hiện tách bạch quản lý Nhà nước về tài chính y tế với quản trị tài chính của bệnh viện; 4) Hoàn thiện các chính sách tạo điều kiện các BVCL thực hiện mở rộng tự chủ tài chính như đổi mới chính sách viện phí; hoàn thiện chính sách tiền lương, hoàn thiện chính sách BHYT; 5) Tổ chức thực hiện hiệu quả mở rộng tự chủ tài chính của BVCL; từng bước thực hiện tự cân đối vững chắc thu - chi tài chính; xây dựng, ban hành và thực hiện đầy đủ quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện kiểm tra, giám sát nội bộ đối với hoạt động tài chính.

Luận án cũng đề xuất lộ tình mở rộng tự chủ tài chính đến năm 2020, tính các cấu phần chi phí vào giá DVYT, làm thay đổi căn bản nhận thức về giá DVYT và thị trường DVYT.

Nội dung của luận án xem tại đây.

-----------


NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis Title: Expansion of financial autonomy for public hospitals in Vietnam (through a survey of the public hospitals in Hanoi area)
Major: Political Economics        Code: 62310102
Ph.D Candidate: Trần Thế Cương
Supervisor: Asc. Prof. Dr. Đặng Văn Thắng

New academic and theoretical contributions:

First: in view of public hospitals (PH) operation as a process of reproduction, the thesis suggests that prices of healthcare services should be set to cover all input costs.

Second: the expansion of financial autonomy in PHs is a management process organized and monitored in a comprehensive and scientific way to ensure that PHs can execute their rights in line with their responsibility in financial matters for mobilizing and making use of financial resources to fulfill their duties. The thesis has identified how the government can assign more power and create more favorable conditions for PHs to practice their financial autonomy as well as how PHs should be proactive and creative in exercising their financial autonomy through balancing revenue and expenditure.

Third: the expansion of financial autonomy in PHs is influenced by the direction, viewpoints and policies of the Communist Party and the Government regarding to reforming the financial mechanism in healthcare, public finance in healthcare sector, as well as labor compensation and income in PHs, healthcare services pricing, health insurance, together with other factors including the development of healthcare services markets, financial governance capacity in PHs, and  financial autonomy capacity along with the management capability of PHs.

Conclusions and recommendations presented in the thesis:

The thesis describes the reality of financial autonomy, with both achievements and shortcomings along with their causes in PHs in Hanoi area. The thesis then recommends expansion of financial autonomy in PHs in the area of Hanoi to follows a continuous process in providing financial autonomy in full for PHs, including autonomy in organization, staffing, financial transactions, switching from organization funding mechanism to beneficiary funding one, implementing socialization of financial resources, ensuring financial autonomy along with assigning responsibilities in running PHs. 

The thesis recommends 5 groups of solutions, including (1) Perfecting the legal documents system to enhance the effectiveness of financial autonomy in PHs; (2) Keeping reforming the financial mechanism, expanding autonomy, delegation and responsibility assignment to be relevant to the conditions, management levels and capacities of each group of PHs; (3) Enhancing the role of government in managing healthcare financing, improving decentralization in financial management, assigning more rights of financial autonomy to healthcare units, separating government management in healthcare finance from hospitals financial management; (4) Perfecting policies to support PHs in expanding financial autonomy through reforming policies of service fees, remunerations and health insurance; (5) Effectively implementing financial autonomy in PHs, gradually achieving a balance of income and expenditure, developing and implementing a mechanism of internal financial management as well as internal control and auditing the financial activities.

The thesis also recommends a process of financial autonomy expansion until 2020, whereby cost elements are included in prices of healthcare services, leading to a change in perception about the healthcare service fees and markets.