Nghiên cứu sinh Trần Thị Diệu Hường bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 14/01/2021 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Diệu Hường, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, với đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam".
Thứ năm, ngày 14/01/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng                              Mã số: 9340201_TC
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Diệu Hường                           Mã NCS: NCS38.063TC
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú, TS. Đỗ Hồng Nhung
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

    Thứ nhất, luận án đã kế thừa và xây dựng mô hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng thương mại (TDTM) và bổ sung thêm một biến mới ảnh hưởng đến TDTM đó là dự phòng phải thu khó đòi. Cụ thể khi tăng dự phòng phải thu khó đòi làm cho chi phí tăng, lợi nhuận giảm, dẫn đến giá trị thị trường của cổ phiếu giảm (Cheng và cộng sự, 2009). Do đó, để không làm giảm lợi nhuận và giá trị cổ phiếu thì các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) phải tăng doanh thu thông qua việc đẩy nhanh lượng hàng bán ra bằng cách nới lỏng chính sách TDTM cho khách hàng, làm cho khoản phải thu khách hàng tăng.
    Thứ hai, luận án xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến TDTM của các DNNY Việt Nam nói chung và các nhóm ngành Việt Nam nói riêng trên cả hai phương diện là khoản phải thu khách hàng và khoản phải trả người bán. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng của các DNNY là: dự phòng phải thu khó đòi, dòng tiền thuần, chi phí tài chính, tỷ lệ hàng tồn kho. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải trả người bán của các DNNY là: tỷ lệ vay ngắn hạn, dòng tiền thuần, tỷ lệ tài sản ngắn hạn, tỷ lệ hàng tồn kho, khả năng thanh khoản, quy mô doanh nghiệp.
    Thứ ba, luận án xác định được tác động của khoản phải thu khách hàng đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các DNNY Việt Nam nói chung và của các nhóm ngành DNNY Việt Nam nói riêng gồm có ngành các dịch vụ hạ tầng, ngành dịch vụ tiêu dùng, ngành hàng tiêu dùng và ngành vật liệu cơ bản theo dạng chữ U ngược. Tức là ban đầu càng tăng khoản phải thu khách hàng thì HQHĐ càng tăng, đến một mức phải thu nào đó thì càng tăng khoản phải thu khách hàng thì làm cho HQHĐ càng giảm. Điểm làm cho HQHĐ đảo chiều gọi là khoản phải thu khách hàng tối ưu.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

    Kết quả luận án cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến TDTM của các DNNY Việt Nam nói chung và các nhóm ngành DNNY Việt Nam nói riêng để làm cơ sở đưa ra giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ. Đặc biệt, luận án đã cho thấy nhân tố dự phòng phải thu khó đòi ảnh hưởng tích cực đến khoản phải thu khách hàng mà chưa có nghiên cứu nào đề cập. Hơn nữa, điểm đáng lưu ý là khác với các nghiên cứu trước, nhân tố tăng trưởng doanh thu không có ảnh hưởng đến TDTM của các DNNY Việt Nam nói chung và các nhóm ngành nói riêng. Như vậy, điều khiến khoản phải thu khách hàng của các DNNY Việt Nam thay đổi không phải là mục đích tăng doanh thu, mà mục đích sâu xa hơn là tăng lợi nhuận vì lợi nhuận là mục tiêu cốt lõi của mỗi doanh nghiệp (DN). Nếu các DN chỉ chú trọng tăng doanh thu mà không quan tâm đến lợi nhuận thì rất nguy hiểm vì rủi ro không thu hồi được tiền hàng rất lớn. Ngoài ra, việc DNNY Việt Nam sử dụng vốn từ nhà cung cấp nhiều hay ít thì không phụ thuộc vào doanh thu bán hàng, mà chủ yếu phụ thuộc vào dòng tiền, chi phí tài chính và tỷ lệ vay ngắn hạn.
    Luận án xác định được mức phải thu khách hàng tối ưu để tối đa hóa HQHĐ của các DNNY Việt Nam nói chung và của mỗi ngành DNNY Việt Nam nói riêng. Cụ thể, mức phải thu khách hàng tối ưu trên tổng tài sản của các DNNY Việt Nam nói chung là 25,07%; của nhóm ngành các dịch vụ hạ tầng là 15,10%, ngành dịch vụ tiêu dùng là 17,42%, ngành hàng tiêu dùng là 19,51% và ngành vật liệu cơ bản là 17,50%. Đây là cơ sở để đưa ra quyết định điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng phù hợp nhằm gia tăng HQHĐ. 
    Trên cơ sở kết quả kiểm định và phỏng vấn sâu, luận án đưa ra đề xuất khuyến nghị với các DN và chính phủ nhằm giúp DNNY Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý TDTM. Đối với DN đóng vai trò là người cung cấp TDTM thì cần: (1) Chú ý những nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu khách hàng và mức phải thu khách hàng hiện tại so với tối ưu để có những điều chỉnh phù hợp, (2) Thiết lập quy trình quản lý khoản phải thu hiệu quả. Đối với DN đóng vai trò là người sử dụng TDTM thì cần: (1) Tăng cường lợi thế là DN quy mô lớn để sử dụng vốn từ nhà cung cấp, (2) Sử dụng TDTM nhiều hơn khi lãi suất NHTM tăng, (3) Tùy vào đặc điểm của từng lĩnh vực kinh doanh mà DN có thể lựa chọn sử dụng TDTM nhiều hơn, (4) Khi gặp khó khăn về dòng tiền và khả năng thanh khoản thì các DN nên sử dụng TDTM, (5) Tính toán thời gian thanh toán hợp lý để mang lại lợi ích cho DN. Đối với Chính phủ cần: (1) Xây dựng khung pháp lý đủ mạnh trong quan hệ TDTM, (2) Kiểm soát các vấn đề vĩ mô như lạm phát và lãi suất, (3) Thành lập Trung tâm thông tin TDTM của DN, (4) Thiết lập và tạo điều kiện thúc đẩy thị trường mua bán nợ.


--------------------------------
NEW CONTRIBUTION OF THESIS

The thesis topic: Research on factors affecting trade credit of Vietnamese enterprises
Major: Finance - Banking                                           Code: 9340201_TC
PhD Candidate: Tran Thi Dieu Huong                     PhD Candidate Code: NCS38.063TC
Supervivors: Associate Prof. Dr. Tran Thi Thanh Tu, Dr. Do Hong Nhung
Campus: National Economics University

New contributions to the literature

    The first contribution is to inherit and build a model to measure the factors affecting trade credit and add a new variable affecting trade credit, which is provision for bad debts. Specifically, an increase in the provision for bad debts causes costs to increase and profits to decrease, resulting in a decrease in the market value of the stock (Cheng et al., 2009). Therefore, in order not to reduce profits and stock value, listed businesses must increase revenue through accelerating sales by loosening trade credit policies for customers, making receivables increased.
    The second contribution is to identify factors that influencing the trade credit of Vietnamese listed companies in general and industry groups in particular on both aspects, including accounts receivable from customers and accounts payable to the seller. The factors impacting on customer receivables of listed companies are provision for bad debts, net cash flow, financial cost and inventory ratio. The factors affecting the trade payables of listed companies are short-term loan ratio, net cash flow, ratio of short-term assets, inventory ratio, liquidity and firm size.
    The third contribution is to determine the impact of customer receivables on the performance of Vietnamese listed companies in general and Vietnamese listed industry groups in particular (infrastructure services industry, consumer services, consumer goods, and basic materials) in an inverted U shape. It can be understood that in the initial increase of customer receivables, the more receivables increase the more effective the business is. To a certain level of receivables, the more receivables from customers make the business performance decrease. The point at which corporate performance reverses is called optimal customer receivables.

New findings and recommendations 

    The results of the thesis show that factors affecting trade credit of Vietnamese listed companies in general and industry groups in particular. That is the basis to offer solutions to improve operational efficiency. In particular, the thesis reveals that the factor of provision for bad debts positively affects the customer receivables without any research mentioned. Moreover, it is noteworthy that the sale growth factor, unlike the previous studies, has no effect on trade credit of Vietnamese listed companies in general and industry groups in particular. Thus, the motivation that makes the accounts receivable changed in Vietnam listed companies is not the increasing sales goal. The more profound purpose is to increase profits since profit is the core goal of each enterprise. If businesses only focus on increasing sales but do not care about profits, it is very dangerous because the risks of not being able to recover money are very large. In addition, whether Vietnamese listed companies use capital from suppliers more or less will not depend on sales, but mainly on cash flow, financial cost and the ratio of short-term loans.
    The thesis determines the optimal customer receivables to maximize the operational efficiency of Vietnamese listed companies in general and for each industry sector in particular. Specifically, the optimal level of customer receivables over total assets of Vietnamese listed companies is generally 25,07%; the infrastructure services industry is 15,10%, the consumer services industry is 17,42%; the consumer goods industry is 19,51% and the basic materials industry is 17,50%. This is the basis for making a decision to adjust the factors affecting the customer receivables appropriately to increase operational efficiency.
    On the basis of inspection results and in-depth interviews, the thesis gives recommendations to businesses and the government to help Vietnamese listed companies improve the efficiency of trade credit management. For businesses acting as a trade credit providers, it is necessary to: (1) Pay attention to factors affecting customer receivables and current versus optimal customer receivables to make appropriate adjustments, (2) Establish an effective receivable management process. For businesses acting as trade credit users, it is necessary to: (1) Strengthening the advantage of big business to use capital from suppliers, (2) Use more trade credit when commercial bank interest rates rise, (3) Depending on the characteristics of each business area, businesses can choose to use more trade credits, (4) When businesses have difficulties in cash flow and liquidity, businesses should use trade credit, (5) Calculate reasonable payment time to bring benefits to businesses. For the Government should: (1) Build a strong the legal framework in trade credit relations, (2) Take control of macro issues like inflation and interest rates, (3) Establish trade credit information center for businesses, (4) Establish and facilitate the debt trading market.