Nghiên cứu sinh Trần Thị Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 10/07/2020 tại P502 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Hà, chuyên ngành Kinh tế học (Toán kinh tế), với đề tài "Tác động của tỷ giá đến thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản: Nhìn từ góc độ ngành".
Thứ ba, ngày 09/06/2020
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Tác động của tỷ giá đến thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản: Nhìn từ góc độ ngành
Chuyên ngành: Toán kinh tế
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Hà
Giáo viên hướng dẫn: GS. Nguyễn Quang Dong
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
Thứ nhất, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc sử dụng số liệu tổng giá trị cán cân thương mại hay xuất khẩu, nhập khẩu của cả nền kinh tế và số liệu tổng giá trị thương mại ở mức độ song phương có thể gây ra kết quả thiên lệch bởi vì tác động tỷ giá hối đoái có ý nghĩa với một số ngành công nghiệp hay hàng hóa này nhưng không tác động hoặc hay tác động ngược chiều với những hàng hóa hay ngành công nghiệp khác, kết luận phụ thuộc vào nhóm nào lấn át hơn. Bởi vậy, việc sử dụng số liệu theo ngành và đối tác được cho là giảm sự thiên lệch trong các kết quả và kết luận của mô hình. Các nghiên cứu của Việt Nam có rất ít nghiên cứu sử dụng số liệu ngành. 
Thứ hai, giả định tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của các nghiên cứu trước kia là đối xứng (nếu sự xuống giá đồng nội tệ giúp cải thiện cán cân thương mại, thì sự lên giá ắt hẳn sẽ làm cán cân thương mại xấu đi). Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây chỉ ra rằng phản ứng của cán cân thương mại với sự lên hay giảm giá của đồng nội tệ là khác nhau và không đối xứng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào của Việt Nam đề cập đến giả định này.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL và ARDL phi tuyến để xem xét mối quan hệ giữa cán cân thương mại của Việt Nam với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc trong 21 ngành hàng phân theo bảng hệ thống hài hòa trong giai đoạn 2008-2017 với số liệu theo tháng đã đưa ra được các kết luận sau:
Thứ nhất, kết quả các mô hình nghiên cứu của luận án đã chứng minh được sự thiên lệch của các kết quả khi sử dụng tiếp cận số liệu tổng, và khẳng định việc sử dụng giả định tác động bất đối xứng của tỷ giá đến cán cân thương mại cho kết quả tốt hơn. 
Thứ hai, phá giá có tác động khác nhau lên cán cân thương mại của các đối tác, cán cân thương mại cải thiện với đối tác Nhật Bản, không tác động với Trung Quốc, và xấu đi với đối tác Mỹ. Tác động khác nhau do sự khác nhau về cơ cấu thương mại với mỗi đối tác. Do vậy, việc sử dụng tỷ giá như một công cụ thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại cho Việt Nam nên được cân nhắc dựa trên các mục tiêu ưu tiên khác nhau và sự phối hợp các chính sách khác nhau. Việc phá giá có thể dẫn đến các kết quả không mong muốn đối với một nền kinh tế đang phát triển còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào và năng lực sản xuất thay thế nhập khẩu còn yếu như Việt Nam.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS CONTRIBUTIONS 
 
Major: Economics (Mathematical economics)
Postgraduate student: Tran Thi Ha         
Instructor: Prof. Dr. Nguyen Quang Dong
Education Institution: National Economic University 
 
New contributions to existing academic literature and theories
 
Firstly, an overview of previous empirical studies has shown that the use of either aggregate trade data or disaggregate trade data to evaluate bilateral relations may suffer from the aggregation bias problem as exchange rate may exert significant impacts on some particular industries or commodities. It might not bring about any/or just less robust effects, sometimes even resulting in undesirable outcomes, to some other commodities or industries. Hence, using aggregate trade data will possibly lead to mixed results, depending on which commodity groups are given the dominant positions. In the case of Vietnam, there is a limited number of studies employing disaggregate data for modelling at the industrial level. 
Secondly, a popular assumption usually adopted in previous studies is that exchange rate will exert symmetrical impacts on the trade balance (i.e. the reactions of trade balance to changes in exchange rate in the case of currency depreciation would be the same as that of currency appreciation). Recently, there are some arguments claiming that commercial producers and traders may respond differently to currency depreciation and appreciation, or, exchange rate may have asymmetrical impacts on trade balance. To date, there has been no research using an asymmetric non-linear model to examine asymmetric impacts of exchange rate on Vietnam's trade balance. 
 
Recommendations based on the study findings
 
This study employs a set of autoregressive distribution lag (ARDL) and non-linear ARDL (NARDL) models to examine the relationship between exchange rate and Vietnam’s trade balance through the country’s trade performance with its biggest trading partners, including the United States of America, Japan and China, for 21 key commodity groups classified by the Harmonized System (HS). In this study, the data is collected from many credible sources from January 2008 to December 2017. The empirical results have revealed some issues as follows: 
Firstly, the estimation results of the ARDL and NARDL models recorded a degree of bias to the regression estimates when using aggregate data and the asymmetric approach. 
Secondly, the impacts of exchange rate on trade balance have differed across the trading partners. A depreciation will tend to improve Vietnam's trade balance with Japan while worsening Vietnam's trade balance with the US. Meanwhile, the trade balance between Vietnam and China appears to be insensitive to changes in the real bilateral exchange rate. In conclusion, the use of exchange rate as a tool to improve the trade balance of Vietnam should be considered with great caution and take into account different priority targets as well as the coordination between different policies. More importantly, Vietnam is a developing country in which the manufacturing sector also depends heavily on imported intermediate products and the possibility of import substitution is presumably low. Therefore, a depreciation may lead to undesirable effects of exchange rate on trade balance.