Nghiên cứu sinh Trần Thị Kim Nhung bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 26/08/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Kim Nhung chuyên ngành Khoa học quản lý, với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế tại Hà Nội.
Thứ ba, ngày 21/07/2020

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học khối kinh tế tại Hà Nội
Chuyên ngành: Khoa học quản lý    Mã số: 9310110_QL
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Kim Nhung        Mã NCS: NCS37.119QL
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thành Độ
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

- Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu trước đây thường tách bạch giữa khả năng và động lực nghiên cứu. Nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa “kỳ vọng” (nỗ lực dẫn đến thành công) và động lực nghiên cứu. Mối quan hệ này có sự khác biệt giữa hoạt động công bố quốc tế và các hoạt động NCKH khác và sự khác biệt càng rõ giữa những giảng viên có kinh nghiệm công bố quốc tế và những giảng viên chưa có kinh nghiệm công bố quốc tế. 
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã cho thấy ba yếu tố “kỳ vọng”, “phương tiện” và “giá trị” không chỉ có tác động riêng rẽ mà còn tác động đồng thời đến động lực nghiên cứu. Điều này cũng có nghĩa, động lực nghiên cứu sẽ xuất hiện và được tăng cường khi có đồng thời cả ba yếu tố này. Trong bối cảnh Việt Nam_nước đang phát triển có nền khoa học và giáo dục đang nhiều chuyển đổi, đây là điểm khác biệt được phát hiện so với những nước phát triển trên thế giới, ở đó “kỳ vọng” là yếu tố không làm tăng dự đoán về động lực.
- Thứ ba, luận án đã đưa biến “nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức” và “cảm nhận nghĩa vụ” vào mô hình để kiểm định và kết quả cho thấy hai biến này tác động rất mạnh đến động lực nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam. Yếu tố “nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức” còn tác động gián tiếp đến động lực nghiên cứu (cả trong công bố quốc tế và các NCKH khác) qua biến trung gian là “cảm nhận nghĩa vụ”.
Thứ tư, nghiên cứu này đã bổ sung hai thang đo (định mức nghiên cứu, danh hiệu thi đua), điều chỉnh một số thang đo (chức danh nghề nghiệp, học hàm, có sự giúp đỡ hỗ trợ của đồng nghiệp/Bộ môn/Khoa/Trường khi gặp khó khăn trong NCKH), cũng như lược bỏ một số thang đo gốc (tổ chức bỏ qua những lỗi không cố ý, thời gian dường như kéo dài khi làm việc) cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Luận án gợi ý chính sách cho nhà quản lý trong các cơ quan Nhà nước như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Trường Đại học nhằm tăng cường động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Để tạo động lực nghiên cứu khoa học, phải giúp giảng viên tăng khả năng, kinh nghiệm nghiên cứu (đặc biệt quan trọng hơn trong CBQT) đồng thời cùng với các biện pháp khuyến khích bằng các phần thưởng phù hợp với mục tiêu của họ. Các chính sách đặc biệt liên quan đến CBQT cần được tiến hành một cách minh bạch, công khai để tránh các nhận thức không đúng về “kỳ vọng” (nỗ lực sẽ dẫn đến thành công). Luận án cũng khẳng định vai trò hỗ trợ của tổ chức trong việc tạo động lực nghiên cứu. Theo đó nhà quản lý cần sử dụng đa dạng các hình thức hỗ trợ và hợp tác trong nghiên cứu phù hợp với từng đơn vị, đối tượng giảng viên. 

----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Title: Influencing factors on motivation for scientific research of economics lecturers in Hanoi 
Specialization: Management Science                           Code: 9310110_QL
PhD attendant: Trần Thị Kim Nhung        ID: NCS37.119QL
Supervisor: Pro. Dr. Nguyễn Thành Độ
Institution: National Economics University 

Academic and theoretical new contributions:

- Firstly, in most of the previous studies, the research capacity and motivation were separated. However, this thesis shows that there is a close relationship between “expectancy” (efforts to success) and research motivation. Within this relationship, there is a huge difference between international publications and other scientific research activities. Especially, this contrastive status is more apparent between experienced lecturers and inexperienced ones in international publications. 
- Secondly, the research findings reveal that the three components namely “Expectancy”, “Instrumentality” and “Valence” of the Expectancy theory put not only specific but also simultaneous influence on the motivation for scientific research of lecturers. This means that research motivation would appear and exist when there are those three factors at the same time. This distinguishing feature was discovered based on the setting of Vietnam as a developing country with transitional and underdeveloped situation of science and education compared with other developed countries, in which, “expectancy” is the factor without any result in increasing estimates of motivation.
- Thirdly, the thesis inserted the variables “perceived organizational support” and “felt obligation” into the model serving the testing purpose. It was proved that these two variables put strong influence on research motivation in the context of Vietnam. The former factor had direct influence on research motivation (regarding both international publications and other research activities). This was illustrated through the mediator of “felt obligation”.
- Fourthly, this study supplements two scales (research quota, competition award), adjusts other scales (professional tittle; academic title; support from colleagues/department/division/university in the case of research difficulty), and eliminates some initial scales (organization’s ignorance of mistakes, prolonged working hours) so that the thesis’s scales can match with the context of Vietnam. 

New findings and proposals based on the thesis’s research and survey results 

The thesis provides suggestions in terms of policies for managers in the State agencies such as Ministry of Science and Technology, Ministry of Education and Training, and universities in order to foster lecturers’ motivation for scientific research. For the purpose of creating scientific research motivation, it is essential to help lecturers improve their research capability and experience (especially in regard of international publications). At the same time, there should be other encouraging methods such as rewards in appropriate with lecturers’ objectives. The current policies typically related to international publications should be transparent in order to avoid confusion, leading to incorrect perspectives and assessment of “expectancy” (efforts to performance). This thesis also proves the supporting role of the organization in creating research motivation. Accordingly, the managers should diversify their research supporting and co-operating modes matching with different lecturers and departments.