Nghiên cứu sinh Trần Thị Kim Oanh bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 8h30 ngày 10/05/2018 tại Phòng họp Tầng 4 Nhà 6, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Kim Oanh, chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, với đề tài "Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam".
Thứ hai, ngày 09/04/2018

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Xây dựng mô hình hệ thống thông tin tích hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam.
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Kim Oanh
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Trần Thị Song Minh; 2. PGS.TS Nguyễn Văn Vỵ

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

1.    Tập trung nghiên cứu và đưa ra lập luận xác đáng, nhằm làm nổi bật sự cấp thiết của việc tích hợp ứng dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của khối doanh nghiệp này, luận án đã xác định được 5 bài toán nghiệp vụ được triển khai ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nhiều nhất, đó là: (1) Bài toán quản lý kế toán tài chính; (2) Bài toán quản lý lương; (3) Bài toán quản lý nhân sự; (4) Bài toán quản lý bán hàng; (5) Bài toán quản lý kho. Luận án cũng đã đánh giá thực trạng mức độ tích hợp giữa các ứng dụng này. Kết quả cho thấy, phần lớn các ứng dụng hỗ trợ các bài toán nghiệp vụ trong DNNVV lĩnh vực dịch vụ được xây dựng riêng biệt, độc lập với nhau, sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, ít có sự kết nối. Việc tương tác giữa các ứng dụng chủ yếu bằng phương pháp thủ công.

2.    Đề xuất mô hình hệ thống thông tin tích hợp theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ, nhằm tích hợp các ứng dụng sẵn có và có thể mở rộng tích hợp các ứng dụng xây dựng mới của doanh nghiệp.

3.    Đề xuất quy trình gồm 6 bước để triển khai tích hợp ứng dụng theo mô hình đã xây dựng. Luận án tiến hành triển khai tích hợp thử nghiệm cho một doanh nghiệp cụ thể, trên cơ sở đó tinh chỉnh mô hình và quy trình đã đề xuất.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án

1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra sự cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT cho khối DNNVV lĩnh vực dịch vụ - loại hình doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số DNNVV của nước ta, nhất là trong thời đại mạng Internet bùng nổ, có tác động mạnh đến phương thức kinh doanh. Tích hợp ứng dụng theo giải pháp SOA, trên cơ sở nền tảng CNTT sẵn có của doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí về mặt thời gian, tài chính và việc đào tạo lại nhân viên sử dụng. Tích hợp ứng dụng tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo thuận lợi trong việc mở rộng phạm vi kinh doanh trong nước và quốc tế.

2. Mô hình đề xuất cho phép doanh nghiệp xây dựng sẵn một tập hợp các dịch vụ, sẵn sàng cho việc cung cấp thông tin cho các ứng dụng khác khi cần. Các dịch vụ này sẽ được tái sử dụng khi xây dựng các ứng dụng mới. Đồng thời, hệ thống xây dựng theo mô hình đề xuất có thể tương tác với các hệ thống của đối tác, thông qua việc sử dụng các dịch vụ của nhau.

3. Mô hình đề xuất có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình nghiệp vụ. Đặc điểm quy trình nghiệp vụ của các DNNVV thường chưa được chuẩn hóa và hay thay đổi, việc quản lý quy trình nghiệp vụ dựa trên giải pháp SOA sẽ tạo sự linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với nhu cầu của thị trường./.

Nội dung của luận án xem tại đây.

----------

NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

Thesis title: Building the integrated information system model for small and medium enterprises in the service sector in Vietnam.
Major: Management Information Systems  
PhD student: Oanh Tran Thi Kim   
Supervisor: 1. Ass. Prof. Dr. Minh Tran Thi Song; 2. Ass. Prof. Dr. Vy Nguyen Van

The new contributions in terms of academic and theoretical aspect

-  The thesis focus on studying and making the right arguments, in order to highlight the urgency of application integration in small and medium enterprises (SMEs) in the service sector in Vietnam. Based on the assessment of IT application status of these enterprises, the thesis has identified 5 operational problems that are applied in the management information systems: (1) Financial accounting management; (2) Salary management; (3) Human resource management; (4) Sales management; (5) Inventory Management. The thesis also assesses the level of integration between these applications.

-  The thesis has proposed an service-oriented architecture (SOA) model for SMEs in the service sector to integrate existing applications and can expand the integration of new applications.

-  The thesis also proposes a six-step process for implementing integrated application based on the proposed model. The thesis has been implemented integration test for a particular enterprise in order to modify proposed model and process.

The new findings, proposals drawn from the results of the thesis

-  The thesis has analyzed the contemporary issues of IT application in SMEs in terms of infrastructure, deployment of supporting applications for management problems, data input, data synchronization, data storage, data inconsistency and application connection. SOA-based application integration which is implemented on the available IT platform of the enterprise will save time, cost and retraining staff activities. Application integration creates the competitive advantages, enhances business efficiency, and facilitates the expansion of the domestic and international business.

-  The proposed model allows an enterprise to build a set of services to provide information for other applications when needed. Services will be reused when building new applications. At the same time, the systems can interact with partner systems through the usage of each others services.

- The proposed model can assist the business in managing business processes. Business process of SMEs are not standardized and always changes, business process management based on SOA solution will provide flexibility and quick adaptation to the market demands.