Nghiên cứu sinh Trần Thị Lan Hương bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 16h00 ngày 24/06/2020 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Lan Hương, chuyên ngành Kinh tế học, với đề tài "Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2016".
Chủ nhật, ngày 24/05/2020
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
 
Đề tài luận án: Phân tích tính bao trùm trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2004-2016
Chuyên ngành: Kinh tế học
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Lan Hương
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Công
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
 
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 
 
So với một số các nghiên cứu nổi bật cũng đã phân tích về tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam như nghiên cứu của Lê Kim Sa (2014); nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành và Phạm Văn Đại (2014), điểm mới về lý thuyết của nghiên cứu này là đã tổng hợp được khá đầy đủ các khía cạnh phản ánh tăng trưởng bao trùm như thu nhập, giáo dục, tiếp cận y tế hay tiếp cận các điều kiện sống cơ bản nhưng với góc độ tiếp cận là hộ gia đình và phạm vi là các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Đây được đánh giá là đóng góp về mặt lý thuyết rất sáng rõ của luận án.
Kế thừa nghiên cứu của Ali và Son (2007), nghiên cứu của Anand và cộng sự (2013), nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích và tính toán bộ chỉ số tăng trưởng bao trùm về thu nhập và một số chỉ tiêu phi thu nhập cho các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, điểm khác biệt của luận án là đã linh hoạt tính toán chỉ số cơ hội phản ánh tăng trưởng bao trùm với các chỉ tiêu phi thu nhập. Nếu như chỉ tiêu cơ hội tiếp cận giáo dục được hiểu là số năm đi học cao nhất của hộ gia đình thì với các chỉ tiêu phi thu nhập khác, cơ hội lại được gán dạng nhị phân, có hoặc không có cơ hội, để từ đó tính toán được chỉ số cơ hội.
 
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 
 
Kết quả phân tích tính toán cho thấy tăng trưởng ở Việt Nam ngày càng có tính bao trùm. Tăng trưởng bao trùm về thu nhập được cải thiện chủ yếu là nhờ đóng góp trong tăng trưởng của thu nhập bình quân, mà không phải đến từ sự cải thiện trong phân phối thu nhập. Giai đoạn 2004 - 2006 chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất trong tăng trưởng bao trùm về thu nhập trong khi giai đoạn 2008- 2010 có tăng trưởng bao trùm về thu nhập được cải thiện ít nhất. 
Kết quả phân tích định lượng từ mô hình cho thấy tăng trưởng bao trùm về thu nhập phụ thuộc dương vào các nhân tố: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) thời kỳ đầu, tỷ lệ đầu tư trên GRDP, chi ngân sách địa phương, và các yếu tố thể hiện vốn nhân lực như chỉ số bao trùm về giáo dục và tỷ lệ của lao động đã qua đào tạo trên tổng lao động; phụ thuộc âm vào các nhân tố: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lạm phát, và nhân lực y tế bình quân đầu người. 
Từ kết quả phân tích định lượng về các yếu tố tác động đến tăng trưởng bao trùm về thu nhập với các tỉnh/thành phố ở Việt Nam, luận án cho rằng để cải thiện tăng trưởng bao trùm về thu nhập, các chính sách của chính phủ cần hướng tới: kiểm soát lạm phát bằng cách thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng; nâng cao hiệu quả của FDI; thúc đẩy sự bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế đối với người dân; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn và tính bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận giáo dục; các chính sách nhằm phát huy tính hiệu quả của chi ngân sách địa phương.
 
Nội dung của luận án xem tại đây.
 
---------------
 
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
 
Thesis topic: Analysis of inclusion in Vietnam economic growth during the period 2004-2016 
Major: Economics
Postgraduate student: Tran Thi Lan Huong
Advisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Cong 
University: National Economics University
 
New academic and theoretical contributions 
 
Compared to a number of standout studies that also investigated inclusive growth in Vietnam such as research by Le Kim Sa (2014); Nguyen Duc Thanh and Pham Van Dai (2014), the new theoretical focus of this dissertation is that it fully synthesized all aspects reflecting inclusive growth such as income, education, access to healthcare or basic living conditions but under households perspective, with provinces and cities in Vietnam as scope of research. This is considered significant theoretical contribution of the dissertation.
Based on the research of Ali and Son (2007) and Anand et al (2013), the study built an analytical framework and calculated the inclusive growth indexes of income and some non-income indicators for provinces and cities in Vietnam. However, the unique of this research is that it flexibly calculated the opportunity index reflecting inclusive growth of non-income indicators. While the indicator of access to education was understood as the highest number of schooling years of the household, with other non-income indicators, the opportunity was assigned in binary form, with or without opportunity, based on which the opportunity index was calculated.
 
New findings and recommendations drawn from the thesis’s research and survey results 
 
Analysis results showed that economic growth in Vietnam has become more and more inclusive. The inclusive growth in income is improved mainly due to the contribution of average income growth, not because of the improvement in income distribution. The period 2004-2006 saw the biggest improvement in inclusive growth in income while the period 2008-2010 recorded the smallest one. 
Quantitative analysis results from the model indicated that the inclusive growth in income had positive relationship with the following factors: Gross Regional Domestic Product (GRDP) in the first period, the ratio of investment over GRDP, local budget spending, and factors that represented human capital such as an inclusive indicator of education and the ratio of trained labor to total labor. Meanwhile, the negative dependence of inclusive growth in income on some factors namely foreign direct investment (FDI), inflation, and human resources for health per capita was also proven. 
From the results of quantitative analysis of factors affecting inclusive growth in income with provinces/ cities in Vietnam as research scope, it is suggested for governmental policies to improve inclusive growth in income by: controlling inflation by implementing prudent fiscal and monetary policies; improving the efficiency of FDI; promoting the equality in access to health services; strengthening training, improving educational levels and equality in access to education opportunities; and finally policies improving the effectiveness of local budget spending are also recommended.