Nghiên cứu sinh Trần Thị Mai Phương

Vào 16h00 ngày 14/02/2022 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Mai Phương chuyên ngành Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động), với đề tài "Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình".
Thứ ba, ngày 28/12/2021

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình 
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động)                 Mã số: 9340404
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Mai Phương    Mã NCS: NCS39.28LD 
Người hướng dẫn: TS. Ngô Quỳnh An 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Những đóng góp mới về về mặt học thuật, lý luận 

Trên cơ sở lý thuyết về quá trình căng thẳng của Pearson và cộng sự (1990), và kết quả phân tích dữ liệu khảo sát từ 383 người chăm sóc là con cái, đang chăm sóc cho người cao tuổi tại gia đình, luận án đã làm rõ ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới mức độ tự chủ chăm sóc (caregiver empowerment) của người chăm sóc, với những điểm mới cụ thể như sau: 

(1) Luận án hướng tới kết quả chăm sóc tích cực của người chăm sóc, trên khía cạnh tự chủ chăm sóc thay vì tập trung vào các kết quả chăm sóc tiêu cực như gánh nặng chăm sóc đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu trước đó. Qua đó, luận án đã chứng minh được để đạt được kết quả chăm sóc tích cực ở góc độ tự chủ chăm sóc thì cần xem xét tới hai yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình, đây là hai nguồn lực hỗ trợ và thúc đẩy người chăm sóc tự chủ hơn với vai trò chăm sóc người cao tuổi trong gia đình của họ. 

(2) Đối tượng nghiên cứu tập trung vào nhóm người chăm sóc là con cái hiện vẫn đang đi làm, dựa trên cơ sở đó luận án đã làm rõ được cơ chế tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc qua vai trò trung gian của xung đột vai trò công việc – chăm sóc. Từ đó, luận án khẳng định tầm quan trọng của giá trị văn hóa, cụ thể là giá trị gia đình sẽ giúp giảm thiểu các các căng thẳng xuất phát từ việc người chăm sóc phải đảm nhận nhiều vai trò trong xã hội, kết quả sẽ giúp bản thân người chăm sóc đạt được sự tự chủ chăm sóc cha mẹ họ tại gia đình. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án 

Tương tự như các kết quả nghiên cứu trước đây, luận án đã chứng minh được mối liên hệ của hai yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới kết quả chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình. Tuy nhiên luận án đã làm rõ được ảnh hưởng thuận chiều của hai yếu tố này tới kết quả chăm sóc tích cực, cụ thể là mối liên hệ với mức độ tự chủ chăm sóc đạt được của người chăm sóc. Trong ba nhóm nguồn lực hỗ trợ xã hội thì hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ cộng đồng tổ chức Nhà nước đóng góp nhiều nhất tăng mức độ tự chủ của người chăm sóc, đặc biệt ở khía cạnh hành vi. Đối với biến niềm tin giá trị gia đình, khi người chăm sóc phải đối mặt với tác nhân gây căng thẳng thứ cấp – xung đột công việc – chăm sóc, thì niềm tin giá trị gia đình lớn sẽ trở thành yếu tố động lực giúp giảm thiểu căng thẳng liên quan tới xung đột công việc –chăm sóc, từ đó giúp nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc của họ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị tập trung vào cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc, và nhấn mạnh vào vai trò của từng nhóm nguồn lực hỗ trợ xã hội và động lực xuất phát từ giá trị niềm tin văn hóa – giá trị gia đình của bản thân người chăm sóc. 

--------------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis title: The effects of familism and social support on empowerment among family caregivers of older adults. 
Major: Labor Economics                        Code: 9340404
Name of Candidate: Tran Thi Mai Phuong                               Candidate code: NCS39.28LD
Supervisors: Dr. Ngo Quynh An
Institution: National Economics University 

The theory contributions of the thesis

On the basis of the stress process theory of Pearson et al. (1990) and the results of data analysis from 383 offspring who were the primary caregivers of older adults at home, the thesis clarified the impact of familism and social support on the caregiver empowerment with some specific new points as follows: 

(1) The thesis focuses on the caregivers’ positive care outcomes, especially caregiver empowerment instead of negative sides such as caring burden which has been mentioned in previous studies. As a result, the thesis has indicated the important role of social support and familism in supporting and motivating carers to achieve higher sense of empowerment in caring for older adults at home. 

(2) The study participants were offspring caregivers who are still working, so the thesis has examined the mediating effect of work-caregiving conflict in the relationship between familism and caregiver empowerment. The findings suggest the need to consider cultural values, specifically familism when helping caregivers to minimize the potential negative impact of multiple social roles and as a result will empower themselves in elderly caregiving. 

New findings and proposals are drawn from the research and survey results of the thesis

The results of the thesis are generally consistent with past research on uncovering the association between social support, familism and the caregiving outcomes. However, the thesis has demonstrated the positive effect of these two factors on positive care outcomes, especially caregiver empowerment. Among different kinds of social support, the support from acquaintances (friends, neighbors, co-workers) and the community-based organization have the most significant impact on caregiver empowerment, especially in the behavioral aspect. In terms of cultural values, when caregivers experience the stressor - work–caregiving conflict, higher familism will become a motivating factor to reduce caregiving stress related to work-caregiving conflict, thereby helping to improve their sense of empowerment. The results of this study have important implications for policy makers aimed at enhancing empowerment among family caregivers by emphasizing the roles of different kinds of social support and the cultural value - familism.