Nghiên cứu sinh Trần Thị Thu Huyền bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 12/08/2021, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Thị Thu Huyền, chuyên ngành Kinh tế phát triển, với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam".
Thứ sáu, ngày 02/07/2021

THÔNG TIN TRUY CẬP BUỔI BẢO VỆ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN QUA MSTEAMS

Microsoft Teams meeting
Join on your computer or mobile app
Click here to join the meeting

--------------

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển                     Mã số: 9310105
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Thu Huyền            Mã NCS: NCS37.030PT
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Huy Đức 
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 

Thứ nhất, luận án đã làm rõ hơn ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội theo hướng phân bổ lại lao động từ ngành có năng suất lao động thấp sang ngành có năng suất lao động cao.  
Thứ hai, luận án đã bổ sung về lý luận tăng trưởng năng suất lao động xã hội theo cách tiếp cận của kinh tế phát triển là thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng gia tăng tỷ trọng sản lượng các ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và có tốc độ tăng tỷ lệ giá trị gia tăng cao sẽ thúc đẩy năng suất lao động xã hội tăng trưởng nhanh và bền vững. 
Thứ ba, luận án đã bổ sung thêm về mặt lý thuyết về giải pháp nâng cao năng suất lao động trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và tăng cường hội nhập quốc tế, đó là tăng cường phát triển các ngành có chất lượng tăng trưởng cao (hay tỷ lệ giá trị gia tăng cao) có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và có khả năng tiếp cận với những công nghệ mới.
Thứ tư, luận án đã gợi mở cách thức chuyển dịch cơ cấu ngành trong xu thế mới, đó là phải trên cơ sở nắm bắt được các yêu cầu của thời đại công nghệ số và phải đi tắt, đón đầu chứ không chỉ tăng năng suất lao động xã hội theo kiểu tuần tự, truyền thống trước đây.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án 

Thứ nhất, kết quả thực nghiệm cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu sản lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội theo chiều hướng trái ngược nhau. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động có ảnh hưởng cùng chiều, còn chuyển dịch cơ cấu sản lượng có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam tuy rằng mức độ ảnh hưởng khá nhỏ.
Thứ hai, trong giai đoạn 1995-2018, các ngành có đóng góp lớn từ chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất lao động xã hội là ngành công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; hoạt động bán buôn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, tài chính và bảo hiểm; hoạt động tư vấn và kinh doanh bất động sản. 
Thứ ba, trong giai đoạn 2011-2018, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội có sự khác nhau giữa các vùng kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động xã hội lớn nhất tại vùng Đồng bằng sông Hồng nhưng lại không có ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động xã hội tại vùng Tây Nguyên. 
Thứ tư, từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm luận án đã đề xuất bốn định hướng và sáu khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy năng suất lao động xã hội tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2030.

-----------------------------------

NEW CONTRIBUTIONS OF THE PhD DISSERTATION

Dissertation topic: Studying the effects of economic sector restructuring on social labor productivity growth in Vietnam
Specialization: Development Economics                     Code: 9310105
PhD Candidate: Tran Thi Thu Huyen                          PhD Id: NCS37.030PT
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Le Huy Duc
Educational Institution: National Economics University

Theoretical Contributions

First of all, the dissertation has clarified more clearly the effects of labor restructuring on social labor productivity growth in the direction of reallocating labor from low labor productivity industries to high labor productivity industries.
Secondly, the dissertation has supplemented the theory of social labor productivity growth according to the development economy’s approach, that is to change the production structure in the direction of increasing the proportion of output in industries with high value-added ratio and high growth rate which will promote social labor productivity grow rapidly and sustainably
Thirdly, the dissertation has added theoretically the solution to improving labor productivity in the context of the industrial revolution 4.0 and strengthening international integration, that is enhancing the development of industries with increased quality high growth (or high value added ratio) can participate in global value chains and able to access to new technologies.
Fourthly, the dissertation has suggested a way to transform the industry structure in a new trend, that is to have on the basis of grasping the requirements of the digital technology era and must take shortcuts, not just increase the social labor productivity in the previously traditional and sequential.

Research Findings and Recommendations

Firstly, the empirical results show that labor restructuring and output restructuring affect the growth of social labor productivity in opposite directions. In which, labor restructuring has positive effect, while output restructuring has the opposite effect on social labor productivity growth in Vietnam, although the degree of influence is quite small.
Secondly, in the period 1995-2018, industries that have great contributions from industry restructuring on social labor productivity growth are the manufacturing and processing industries; build; wholesale and retail activities; banking, financial and insurance activities; real estate consulting and business activities.
Thirdly, in the period 2011-2018, the influence of industry restructuring on social labor productivity growth varies across regions. In which, industry restructuring has the greatest positive effect on increasing social labor productivity in the Red River Delta; but it has no effect on increasing social labor productivity in the Central Highlands.
Finally, from the experimental research results, the thesis has proposed four orientations and six policy recommendations to contribute to the sectoral restructuring towards promoting social labor productivity growth rapidly and sustainably until 2030.