Nghiên cứu sinh Trần Văn Hà bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h30 ngày 20/03/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Văn Hà, chuyên ngành Khoa học quản lý với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm.
Thứ hai, ngày 13/02/2023

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm nhân thân, tính cách, hành vi phạm tội và gợi ý giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm
Chuyên ngành: Khoa học quản lý      Mã số: 9310110
Nghiên cứu sinh: Trần Văn Hà          Mã NCS: NCS38.110QL
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS Bùi Thị Hồng Việt
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận của Luận án

1.    Mở rộng Mô hình 5 yếu tố tính cách OCEAN tiêu chuẩn do Goldberg (1992, 1993); McCrae & John (1992); John & Srivastana (1999); Costa & McCrae (2005, 2010), xây dựng theo hướng phân tích đồng thời mối quan hệ giữa tính cách, đặc điểm nhân thân và hành vi phạm tội. So với các nghiên cứu truyền thống chỉ áp dụng mô hình OCEAN để đánh giá ảnh hưởng của tính cách tới việc có hành vi phạm tội, Luận án là nghiên cứu đầu tiên bổ sung đặc điểm nhân thân vào mô hình OCEAN tiêu chuẩn để phân tích định lượng ảnh hưởng của tính cách và đặc điểm nhân thân tới hành vi phạm tội và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội; đồng thời phân tích định lượng ảnh hưởng của đặc điểm nhân thân tới tính cách. 
2. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để lượng hóa ảnh hưởng của đặc điểm nhân thân tới hành vi phạm tội, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và tính cách của người phạm tội, qua đó khẳng định tầm quan trọng của việc hình thành, duy trì những đặc điểm nhân thân tốt trong phòng ngừa tội phạm. 

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của Luận án 

Phát hiện mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án về mối quan hệ giữa tính cách, đặc điểm nhân thân và hành vi phạm tội tại Việt Nam: (1) Nam giới sau khi phạm tội có sự thay đổi về yếu tố tính cách E (hướng ngoại) và O (thích trải nghiệm). Yếu tố tính cách E (hướng ngoại), A (dễ chịu), C (tận tâm), O (thích trải nghiệm) của nam phạm nhân (trước khi phạm tội) có sự khác biệt nhất định so với người bình thường là nam giới. Tính cách N (nhạy cảm, bất ổn tâm lý) cao ở nam giới có tác động nhất định tới mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. (2) Đặc điểm nhân thân: hoàn cảnh kinh tế khó khăn và địa bàn sinh sống có tệ nạn ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành tính cách N (nhạy cảm, bất ổn tâm lý) và A (dễ chịu). (3) Hành vi phạm tội dễ xảy ra do một số đặc điểm nhân thân: trình độ kỹ năng thấp; lối sống ham vật chất, tiền bạc; có tệ nạn, thói quen xấu; bị bạn bè, người xấu lôi kéo; có điều kiện phạm tội thuận lợi; hoàn cảnh kinh tế khó khăn; địa bàn sinh sống có tệ nạn. Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội bị ảnh hưởng nhất định bởi một số đặc điểm nhân thân: hoàn cảnh kinh tế khó khăn; địa bàn sinh sống có tệ nạn; tuổi phạm tội lần đầu; có trình độ kỹ năng; đã lập gia đình; số con. (4) Các nhóm đối tượng với hoàn cảnh nhân thân dễ tạo nguy cơ, động cơ phạm tội và phạm tội nghiêm trọng; nam giới với tính cách E (hướng ngoại), A (dễ chịu), C (tận tâm), N (nhạy cảm, bất ổn tâm lý) cao và O (thích trải nghiệm) thấp hơn trung bình chung, cần được lựa chọn, nghiên cứu nhằm xây dựng, áp dụng giải pháp quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm.  
Từ kết quả nghiên cứu, Luận án gợi ý giải pháp mới trong quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm, trong đó giải pháp ưu tiên là xây dựng và triển khai chính sách, chương trình, dự án phòng ngừa tội phạm bằng cách tác động vào những nguyên nhân, môi trường làm nảy sinh hành vi phạm tội. 

--------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESISS

Topic: An investigation into identity, personality, criminal behavior and solutions for the State management in crime prevention
Major: Management Science                 Code: 9310110
Fellow: Trần Văn Hà                              Code of Fellow: NCS38.110QL
Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Doan Thi Thu Ha, Dr. Bui Thi Hong Viet
Training Facility: National Economics University 

New academic and theoretical contributions of the thesis

1. Expansion of the standard OCEAN model of personality traits developed by Goldberg (1992, 1993); McCrae & John (1992); John & Srivastana (1999); Costa & McCrae (2005, 2010). The thesis developed the model in the direction of analyzing the relationship between personality, identity and criminal behavior. Compared with traditional studies that only applied the OCEAN model to assess the influence of personality on criminal behavior, the thesis is the first research to add identity to the standard OCEAN model to carry out quantitative analysis of the influence of identity and personal characteristics on criminal behavior and the severity of the offense; concurrently deploy quantitative analysis of the influence of identity on personality traits.
2. This is the first study in Vietnam that used an econometric model to quantify the influence of identity on criminal behavior, the severity of the offense and the personality of the offender and based on that, the thesis affirmed the importance of forming and maintaining good identity characteristics in crime prevention.

New findings and proposals of the thesis

New findings and research results provided by the thesis on the relationship between personality, identity and criminal behavior in Vietnam can be demonstrated as follows: (1) Male after committing crimes changed in terms of personality trait E (extroverted) and O (openness to experience). Personality trait E (extroverted), A (agreeableness), C (conscientiousness), O (openness to experience) of male inmates (before committing crimes) have certain differences compared to normal male. High level of personality trait N (neuroticism) has a definite impact on the severity of the offense. (2) Identity: difficult economic situation and social evils in the living area have certain influence on the formation of personality trait N (neuroticism) and A (agreeableness). (3) Criminal behavior is more likely happen due to some identity characteristics such as poor professional skills; materialistic lifestyle; vices and bad habits; persuasion from bad friends and people; favorable conditions for crimes; difficult economic circumstances; social evils in the living area. The severity of the offense is influenced by a number of identity characteristics including difficult economic circumstances; social evils in the living area; age of first offense; professional skills; married; number of children. (4) Target groups with personal circumstances that easily create risks, motives for crime and serious crimes; Men with high level of personality trait E (extroverted), A (agreeableness), C (conscientiousness), N (neuroticism) and low level of personality trait O (openness to experience) than the mean value should be selected and researched in order to develop and apply solutions for state management in crime prevention.
Based on the research findings, the thesis offered new solutions for the state management in crime prevention, in which the solutions related to the development and implementation of crime prevention policies, development of programs and projects solving root causes leading to crime should be prioritized.