Nghiên cứu sinh Trần Văn Hào bảo vệ luận án tiến sĩ

Vào 15h00 ngày 06/03/2023 tại P501 Nhà A2, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Trần Văn Hào, chuyên ngành Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) với đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ.
Thứ năm, ngày 29/12/2022

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại khu vực Bắc Trung Bộ”.
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)    Mã số: 9340101_QTK
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 
Nghiên cứu sinh: Trần Văn Hào                Mã NCS: NCS36.032QTK
Người hướng dẫn 1: TS. Trương Đức Lực, 2: PGS.TS. Lê Thái Phong
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Những đóng góp mới về lý luận.

- Nghiên cứu đã khai thác và kết hợp  Lý thuyết cam kết – niềm tin về marketing quan hệ, Lý thuyết chi phí giao dịch và Lý thuyết trường lực vào trong bối cảnh mới để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp tại khu vực Bắc Trung Bộ.
- Nghiên cứu đã góp phần bổ sung thêm kiến thức về mối quan hệ giữa của yếu tố hành vi cơ hội và và nhận thấy hành vi cơ hội cũng là một trong những tiền đề của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, bổ sung cho các nghiên cứu đã có trước đó về ảnh hưởng của sự hợp tác đến hành vi cơ hội.
- Kết quả nghiên cứu đã có sự kiểm tra để luận giải được một số kết luận và  tranh luận trong các nghiên cứu trước đây về chiều hướng tác động của một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nói chung. Nghiên cứu kết luận rằng niềm tin và cam kết là hai tiền đề quan trọng của sự hợp tác và chúng có ảnh hưởng cùng chiều với sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp phù hợp với cả lý thuyết và thực tiễn. Yếu tố rủi ro có ảnh hưởng ngược chiều với sự hợp tác được luận giải dựa trên quan niệm về cách hiểu bản chất của rủi ro và đặc điểm về bối cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra một trong những mặt tối của sự hợp tác là hành vi cơ hội, kiểm định ảnh hưởng của yếu tố này và kết luận rằng cần phải hạn chế hành vi cơ hội để tăng cường sự hợp tác trong chuỗi cung ứng. 
- Thông qua kết quả nghiên cứu, Luận án cho thấy có sự khác biệt về mức độ hợp tác giữa các lĩnh vực cụ thể trong ngành nông nghiệp trong khu vực Bắc trung bộ, trong đó hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản và chăn nuôi có mức độ hợp tác cao hơn so với trồng trọt. Tương tự, mối quan hệ hợp tác thông qua hợp đồng là biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nông nghiệp. Cuối cùng, quan điểm về hợp tác của hộ nông dân  với các doanh nghiệp thu mua nông sản là không có sự khác biệt.

Những đóng góp thực tiễn

- Nghiên cứu đã bổ sung bộ dữ liệu khá có ý nghĩa cho các nghiên cứu về sau. 
- Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn góp phần làm tăng hiệu quả và mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

------------------------------
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Thesis topic: "Factors affecting collaboration in the agricultural supply chain: A case study in the North Central region of Vietnam".
Major: Business Administration (Faculty of Business Administration) Code: 9340101_QTK
Training institution: National Economics University
PhD student: Tran Van Hao                 PhD code: NCS36.032QTK
Supervisor: 1. Dr. Truong Duc Luc, 2. Assoc. Prof. Dr. Le Thai Phong
Training institution: National Economics University

New contributions to theory

- Research has exploited and combined the The commitment - trust of relational marketing theory, Transaction cost theory and Force field theory into a new context to evaluate the factors affecting collaboration in the supply chain of agricultural sector in the North Central region of Vietnam.
- Research has contributed to adding more knowledge about the relationship between opportunistic behavioral factors and found that opportunistic behavior is also one of the prerequisites for collaboration in the supply chain, complementing the previous studies on the effect of collaboration on opportunistic behavior.
- The research results have been examined to explain some conclusions and arguments in previous studies about the direction of impact of some factors affecting collaboration in the supply chain in general. The study concludes that trust and commitment are two important antecedents of collaboration, and that they have a positive effect on collaboration in the agricultural supply chain, consistent with both theory and reality. The risk factor that has a negative effect on collaboration is explained based on the concept of understanding the nature of risk and the characteristics of the research context. Research has also shown that one of the dark sides of collaboration is opportunistic behavior, tested the influence of this factor and concluded that it is necessary to limit opportunistic behavior to enhance collaboration in the supply chain. 
- Through the research results, the thesis shows that there is a difference in the level of collaboration between specific fields in the agricultural sector in the North Central region of Vietnam, in which collaboration in the fields of fisheries and animal husbandry has significant impact. higher degree of collaboration than farming. Similarly, contractual partnerships are essential for promoting collaboration in the agricultural supply chain. Finally, there is no difference in the view of farmer households' collaboration with agricultural purchasing enterprises.

Practical contributions

- The study has added meaningful data set for future studies.
- The study has proposed a number of practical solutions that contribute to increasing the efficiency and level of collaboration in the agricultural supply chain in the North Central region of Vietnam in particular and in Vietnam in general.